Giải đáp thắc mắc mã lực là gì? Tìm hiểu về mã lực của những chiếc xe
Trong những thông số cơ bản đi kèm theo một chiếc xe hoặc một động cơ, yếu tố mã lực là một trong những thông số quan trọng quyết định đến sức vận hành của nó. Vậy mã lực là gì? mã lực đóng vai trò như thế nào trong cơ cấu hoạt động của xe? Hãy cùng tìm câu trả lời ở những thông tin dưới đây.
Tóm tắt
Mã lực là gì?
Định nghĩa về mã lực
Mã lực được hiểu với một thuật ngữ sát nghĩa khác đó chính là sức ngựa, thuật ngữ này được đưa ra để đánh giá xem sức vận hành của động cơ bằng với sức của bao nhiêu con ngựa. Mã lực có tên gọi theo tiếng anh là “horsepower”.
Mã lực được hiểu theo nghĩa đơn giản là đơn vị dùng để chỉ công suất hoạt động, được viết tắt là hp. Công suất mã lực trong động cơ càng lớn thì sức vận hành càng nổi trội. Những chiếc xe có thể vận hành và di chuyển mạnh mẽ, dứt khoát hơn nếu được trang bị công suất mã lực cao. Thông thường, động cơ của một chiếc xe càng nhiều mã cộng với mô đen xoắn càng nhiều thì đồng nghĩa với việc nó có thể đem lại một trọng lượng bất biến nào đó di chuyển trong một quãng đường với thời gian nhanh.
Đơn vị mã lực là gì?
Đơn vị mã lực được hiểu là đơn vị công suất mà động cơ trong những chiếc xe đạt được. Mỗi một đơn vị mã lực sẽ được quy đổi theo định mức chung, từ đó người ta xác định được sức vận hành – tốc độ – hiệu suất của từng loại xe.
Phân loại mã lực
Trong thực tiễn, mã lực được phân loại rất đang dạng tùy theo cấu tạo động cơ và thước đo động cơ của từng loại xe. Mã lực được phân loại gồm 2 loại mã lực đặc biệt và mã lực thông thường:
Đối với các mã lực thông thường
Mã lực cơ học: Loại mã lực này dùng để chỉ công suất sức máy.
Mã lực điện: Mã lực này dùng để đo công suất và sử dụng cho các máy điện.
Mã lực nồi hơi: Loại mã lực này dùng để chỉ khả năng của lò hơi nhằm cung cấp hơi cho động cơ nước. Khi mới sử dụng hơi nước thì công suất lò hơi gần như tương đương với công suất của động cơ được cung cấp bởi lò hơi.
Mã lực hệ mét: Mã lực này có nhiều đơn vị để đo công suất, ví dụ như các đơn vị: PS, cv, pk, hk, ks và ch.
Mã lực thanh kéo: Loại mã lực này được xác định là những con số đo đạc thay vì tính toán, là sức mạnh đầu máy có sẵn để di chuyển một vật, đó có thể là xe lửa hoặc máy kéo công nghiệp.
Mã lực thủy lực: Đây là mã lực được sử dụng để ước tính công suất cơ học cần thiết để có thể tạo ra tốc độ dòng chảy thủy lực đã biết.
Mã lực đặc biệt
Mã lực đặc biệt được xác định gồm 2 loại, chúng được định nghĩa như sau:
Mã lực thuế: Đơn vị mã lực này là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới vì mục đích thuế.
Mã lực RAC: Mã lực RAC được thiết lập bởi Câu lạc bộ ô tô Hoàng Gia ở Anh, đơn vị mã lực này được dùng để biểu thị sức mạnh của những chiếc xe hơi của Anh ở đầu thế kỷ 20.
Diễn giải một số cách gọi về thông số mã lực
Để giúp mọi người hiểu được và đọc chính xác về mã lực vận hành của một vài động cơ hoặc chiếc xe, chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi ví dụ như sau:
– 1 mã lực là gì?
1 mã lực là một đơn vị mã lực, thường được ký hiệu là 1HP, là cách gọi để chỉ công suất của động cơ. Thông thường, 1HP được quy đổi như sau:
1HP = 0,746KW = 746 W
– 100 mã lực là gì?
Khi nhắc đến thông số mã lực100HP, chúng ta có thể hiểu rằng công suất mà động cơ đó đạt được là 100 HP. Nếu muốn quy đổi ra thông số W thì chúng ta có thể áp dụng công thức quy đổi như trên: 1HP = 746Wx 100
– 1000 mã lực là gì?
Cũng tương tự như 1HP mà và 100HP, khi nhìn thấy thông số này, người dùng cần tự áp dụng công thức quy đổi và nhân với 100 đơn vị Hp, từ đó sẽ ra kết quả thông số công suất mà động cơ đạt được.
Cách quy đổi mã lực
Hiện nay, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để tính mã lực là phương pháp SAE. Phương pháp này có nhiều sai số nên người ta đã tìm ra phương pháp đo công suất mô đen xoắn mới có tên là J1349, phương pháp mới này được công bố vào năm 2004.
Cách thức tính mã lực theo công thức J1349 được áp dụng như sau:
Đầu tiên xác định đường kính (bore) và khoảng chạy của piston (K). Ví dụ như xe 1976 Kawasaki KZ750 có thông số là: 78mmx78mm, như vậy ta sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:
S = r2 x 3,14 A = d2/4 x 3,14
Nhân pi*D(cm)^2/4 x K = cm^3:
(7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore) X 3.141593/4) X 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm^3).
Lấy kết quả nhân với số xi-lanh 372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc
Khi áp dụng công thức này để tính mã lực, mặc dù sẽ hơi tốn thời gian nhưng sẽ tính được độ chính xác của thông số mã lực của động cơ đó. Mã lực tính được ở các động cơ sẽ được sử dụng làm thước đo để phân tích và đánh giá sức vận hành của động cơ trong từng chiếc xe.
Như vậy, những thông tin trong bài viết bên trên đã góp phần trả lời câu hỏi của nhiều người rằng mã lực là gì, đồng thời phân tích cách quy đổi đơn vị mã lực để ứng dụng trong cuộc sống. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi những thông tin trong bài viết của chúng tôi.