Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Tìm hiểu về các đơn vị đo chiều dài

Bảng đơn vị đo độ dài. Mẹo học thuộc nhanh, chính xác nhất

5 Tháng Mười Một, 2022 by Hoangcuc

Trong bài viết hôm nay, maynenkhikhongdau.net sẽ gửi tới các bạn học sinh và phụ huynh bảng đơn vị đo độ dài được tổng hợp trong chương trình Toán học lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn có thể ôn luyện và đạt được điểm số tuyệt đối về phần bài tập này nhé!

Tìm hiểu về các đơn vị đo chiều dài
Tìm hiểu về các đơn vị đo chiều dài

Trước khi đi vào chi tiết bảng đơn vị đo độ dài, chúng ta cùng tìm hiểu đơn vị đo độ dài có nghĩa là gì nhé!

Tóm tắt

  • Đơn vị đo độ dài là gì?
  • Bảng đơn vị đo độ dài
  • Mẹo ghi nhớ và đổi các đơn vị đo độ dài nhanh nhất
  • Một số đơn vị đo độ dài khác
    • Trong hệ đo lường quốc tế
    • Trong thiên văn
    • Trong Vật Lý
    • Các đơn vị cổ của Việt Nam
    • Trong hàng hải
    • Trong hệ đo lường Anh – Mỹ 
  • Mét vuông có nằm trong bảng đơn vị đo độ dài không? 
  • Các dạng bài tập áp dụng về bảng đơn vị đo độ dài
    • Dạng 1: Đổi các đơn vị đo độ dài
    • Dạng 2: Thực hiện phép tính về các đơn vị đo độ dài
    • Dạng 3: So sánh giữa các đơn vị đo

Đơn vị đo độ dài là gì?

  • Đơn vị: Đây là đại lượng được dùng để đo và tính toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Vật Lý, Toán Học, Hóa Học và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. 
  • Độ dài: Đó là khoảng cách từ điểm này sang điểm khác. 

Như vậy, có thể hiểu đơn vị đo độ dài là đại lượng được dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ. 

Bảng đơn vị đo độ dài

Tổng hợp kiến thức trong chương trình Toán học lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5, ta có bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: 

Lớn hơn métMétBé hơn mét
kmhmdammdmcmmm
1km 

= 10hm 

1hm 

= 0.1km 

= 10 dam 

1 dam 

= 0.01km

= 0.1hm 

= 10m

1m 

= 0.001km 

= 0.01hm 

= 0.1dam 

= 10cm 

1dm 

= 0.1m 

= 10cm 

= 100mm

1cm 

= 0.01m 

= 0.1dm 

= 10mm

1mm 

= 0.1cm 

Trong đó:

  • km: Đọc là ki – lô – mét, được viết tắt là km. 
  • hm: Đọc là héc – tô – mét. Nó là đơn vị liền ngay sau km, được viết tắt là hm. 
  • dam: Đọc là đề – ca – mét; được viết tắt là dam. 
  • m: Đọc là mét; viết tắt là m. Nó được xem là đơn vị tiêu chuẩn để quy đổi ra các đơn vị đo chiều dài khác. 
  • dm: Đọc là đề – xi – mét; được viết tắt là dm.
  • cm: Đọc là xen – ti – mét; được viết tắt là cm. 
  • mm: Đọc là mi – li – mét; được viết tắt là mm. Nó là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất.

Xem thêm: Bảng đơn vị đo thời gian, cách đổi đơn vị thời gian chính xác nhất

Mẹo ghi nhớ và đổi các đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài cũng không quá khó, bạn chỉ cần ghi nhớ các đơn vị theo thứ tự sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm. 

Bên cạnh đó, để đổi giữa các đơn vị đo độ dài, bạn cần phải ghi nhớ quy tắc sau: 

  • Mỗi đơn vị gấp 10 lần sao với đơn vị ngay sau đó. 
  • Mỗi đơn vị sau sẽ bằng 1/10 đơn vị liền ngay trước đó. 

Khi đã hiểu và nắm rõ quy tắc trên, bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc phải mỗi đơn vị đo liền sau nó một chữ số hoặc thêm một số 0 ứng với mỗi đơn vị đo. 

Cách học và đổi giữa các đơn vị đo độ dài
Cách học và đổi giữa các đơn vị đo độ dài

Ví dụ: 

  1. 2km = … dam?
  2. 100 dam = … hm?

Lời giải: 

  1. 2km = 200 dam

Với những bạn chưa thạo cách đổi giữa các đơn vị, bạn có thể đổi lần lượt giữa từ km sang hm rồi mới đổi sang dam. Cụ thể như sau: 

2 km = 2 * 10 hm = 20 hm

20 hm = 20 * 10 dam = 200 dam. 

Tuy nhiên, với các bạn đã nắm rõ bảng đơn vị đo độ dài và hiểu rõ bản chất của cách đổi thì chỉ cần ghi số 2 và thêm hai số 0 vào sau là được. 

2 km = 200 dam. 

(Trong đó: số 2 tương ứng với đơn vị km, số 0 đầu tiên tương ứng với đơn vị hm và số 0 cuối cùng tương ứng với đơn vị dam). 

Tương tự như vậy, ta có: 

50 km = 50000 m.

100 km = 10000 dam

  1. 100 dam = 10 hm

Lý giải: Khi đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ngay liền kề, ta lấy số đó chia cho 10 là được. 

100 dam = 100 : 10 = 10hm

Một số đơn vị đo độ dài khác

Ngoài các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài trên, chúng ta còn rất đơn vị khác. Cụ thể như sau: 

Trong hệ đo lường quốc tế

Trong hệ đo lường quốc tế, chúng ta có các đơn vị đo chiều dài xếp theo thứ tự giảm dần như sau: 

  • Xênnamét 
  • Yôtamét
  • Zêtamét
  • Êxamét
  • Pêtamét
  • Têramét
  • Gigamét
  • Mêgamét
  • Kilômét
  • Héctômét
  • Đềcamét
  • Mét
  • Đêximét
  • Xăngtimét
  • Milimét
  • Micrômét
  • Nanômét
  • Picômét
  • Femtômét
  • Atômét
  • Zéptômét
  • Yóctômét

Xem thêm: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo và Công thức tính khối lượng riêng

Trong thiên văn

Thường sử dụng các đơn vị sau: 

  • Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét)
  • Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
  • Phút ánh sáng (~18 gigamét)
  • Giây ánh sáng (~300 mêgamét)
  • Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
  • Kilôparsec (kpc)
  • Mêgaparsec (Mpc)
  • Gigaparsec (Gpc)
  • Teraparsec (Tpc)

Trong Vật Lý

  • Độ dài Planck
  • Bán kính Bohr
  • Fermi (fm) (= 1 femtômét)
  • Angstrom (Å) (= 100 picômét)
  • Micrôn (= 1 micrômét)

Các đơn vị cổ của Việt Nam

Từ xưa, chúng ta đã sử dụng các đơn vị đo chiều dài, độ dài như: 

  • Dặm 
  • Mẫu
  • Lý
  • Sải
  • Thước (tương đương với 1 mét)
  • Tấc (1/10 thước)
  • Phân (1/10 tấc)
  • Li (1/10 phân)

Trong hàng hải

Trong lĩnh vực hàng hải, chúng ta sử dụng đơn vị hải lý. Và 1 hải lý = 1852 mét. 

Trong hệ đo lường Anh – Mỹ 

  • Inch (1inch ≈ 2,54 cm)
  • Foot (viết tắt là ft): 1 ft ≈ 0.3048 mét
  • Yard (viết tắt là yd): 1yd ≈ 0,9144 mét
  • Mile/Dặm Anh: 1 dặm Anh ≈ 1609 mét

Mét vuông có nằm trong bảng đơn vị đo độ dài không? 

Mét vuông (được viết tắt là m2) không nằm trong bảng đơn vị đo độ dài bởi nó là đơn vị đo diện tích. Ngoài mét vuông, chúng ta còn có rất nhiều đơn vị đo diện tích khác, cụ thể như hình minh họa bên dưới: 

Bảng các đơn vị đo diện tích 
Bảng các đơn vị đo diện tích

Các dạng bài tập áp dụng về bảng đơn vị đo độ dài

Phương pháp làm: Các bạn cần phải học thuộc thứ tự các đơn vị đo độ dài và quy tắc chuyển đổi giữa chúng. Khi đã nắm vững kiến thức cơ bản, chúng ta sẽ luyện tập các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao để rèn luyện và củng cố kiến thức. 

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo độ dài

Ví dụ: 

1 km = 100 dam 

2 km = 20000 cm 

5 hm = 500m 

200000 mm = 200 m 

2000m = 20 hm

Dạng 2: Thực hiện phép tính về các đơn vị đo độ dài

Lưu ý: Khi thực hiện phép tính, các số trong phép tính phải cùng một đơn vị đo. Nếu khác đơn vị, bạn cần phải đổi chúng về một đơn vị rồi mới thực hiện phép tính. 

Ví dụ: 

  1. 10 km + 5 km = ?
  2. 40 dm + 10 cm = ?
  3. 2 km + 10 hm – 6 dam = ?
  4. 400 hm : 10 m = ?

Lời giải: 

  1. 10 km + 5 km = 15 km. 
  2. 40 dm + 10 cm = ?

Ta có: 40 dm = 400 cm 

40 dm + 10 cm = 400 cm + 10 cm = 410 cm

  1. 2 km + 10 hm – 6 dam = ?

Ta có: 2 km = 200 dam; 10 hm = 100 dam

2 km + 10 hm – 6 dam = 200 dam + 100 dam – 6 dam = 294 dam.

  1. 400 hm : 10 m = ?

Ta có: 400 hm = 40000 m

400 hm : 10 m = 40000 m : 10 m = 4000 m

Dạng 3: So sánh giữa các đơn vị đo

Lưu ý: Tương tự như dạng bài tập số 2, các số trong phép so sánh phải cùng một đơn vị đo thì chúng ta mới thực hiện phép so sánh. 

Ví dụ: 

  1. 4m5dm … 200 dam
  2. 3 km … 3000 m
  3. 4dam5m …. 50 m

Lời giải

  1. 4m5dm … 200 cm

Ta có 4m5dm = 400 + 50 = 450 cm 

Như vậy: 4m5dm > 200 cm.

  1. 3 km … 3000 m

Ta có: 3 km = 3000 m

Như vậy: 3 km = 3000 m

  1. 4dam5m …. 50 m

Ta có: 4dam5m = 40 + 5 = 45 m

Như vậy: 4dam5m < 50 m.

Trên đây là bài viết chia sẻ về bảng đơn vị đo độ dài và các chuyển đổi giữa các đơn vị. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích phần nào cho các em học sinh trong quá trình học tập của mình!

Post navigation

Previous Post:

Buttermilk là gì? Cách làm buttermilk tại nhà

Next Post:

Hình lập phương là gì – Công thức tính diện tích, thể tích hình lập phương

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Muối lưỡng tính NaHC03 có kết tủa không? Tính chất, ứng dụng
  • Atiso có tác dụng gì? Những ai không nên uống Atiso
  • Giờ Tuất là mấy giờ đến mấy giờ? Sinh vào giờ tuất có tốt không
  • Giờ Sửu là mấy giờ? Người sinh vào giờ Sửu hợp tuổi nào nhất?
  • Lãng mạn là gì? Lãng mạn hay lãng mạng là đúng

Lưu trữ

  • Tháng Hai 2023 (2)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu