Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Siêu bão là gì?

Bão là gì? Mắt bão là gì? Tác hại nguyên nhân hình thành bão

2 Tháng Mười Hai, 2021 by Hoangcuc

Trên thế giới đã xuất hiện những cơn bão cực lớn, cực mạnh và Việt Nam được đánh giá là một trong số những nước đón nhận số cơn bão nhiều nhất mỗi năm và chịu nhiều hậu quả do bão gây ra. Thế nhưng có chắc chúng ta đã hiểu rõ bản chất bão là gì? Tác hại của bão và bão được hình thành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt

  •  Khái niệm bão là gì?
    • Siêu bão là gì? Khi nào được gọi là siêu bão?
  • Cấu trúc của bão
    • Mắt bão là gì?
    • Thành mắt bão
    • Dải mây mưa ở rìa ngoài
  • Nguyên nhân hình thành bão là gì?
  • Tác hại của bão
  • Tại sao bão thường xuất hiện vào mùa Hè và mùa Thu?
  • Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam
    • Thời gian hoạt động
    • Hậu quả của bão ở Việt Nam
  • Biện pháp phòng chống

 Khái niệm bão là gì?

Trên thế giới, bão được hiểu là một loại hình thời tiết cực đoan (thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường); bản chất là sự nhiễu động mang tính chuyển biến của các tầng khí quyển. Với định nghĩa này, bão có thể chỉ là dông tố, bão nhiệt đới, bão tuyết, bão lửa,…

Tuy nhiên, ở Việt Nam bão như một thuật ngữ để chỉ bão nhiệt đới bởi thời tiết đặc trưng của nước ta thuộc vị trí các vùng biển nhiệt đới. Và khi bão đổ bộ  thường có gió mạnh cùng mưa lớn đi kèm. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu hơn đến hiện tượng bão nhiệt đới để bạn đọc có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu khái niệm bão là gì.

Tìm hiểu về bão là gì?
Bão là gì? – Hiện tượng thời tiết cực đoan mang đến những nguy cơ khó lường

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có áp suất thấp được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão tạo hệ thống mây mưa cùng gió mạnh xoáy vào vùng trung tâm bão. Trong không gian 3 chiều, vùng gió xoáy thuận này như một cột xoáy khổng lồ có chiều cao từ 0 – 3 km, đường kính lên đến hàng trăm km.

Tùy theo khu vực hình thành mà không khí chuyển động theo hình xoắn ốc của xoáy nhiệt đới này có chiều thuận chiều kim đồng hồ (ở Nam bán cầu) và ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc bán cầu), đồng thời chúng cũng có những tên gọi khác nhau:

  • Tên gọi: Hurricanes khi bão hình thành trên Đại Tây Dương
  • Tên gọi: Typhoons khi bão hình thành trên Thái Bình Dương
  • Tên gọi: Cyclones khi bão hình thành trên Ấn Độ Dương.

Siêu bão là gì? Khi nào được gọi là siêu bão?

Siêu bão là gì? thường chỉ cường độ rất mạnh của bão khi vượt quá cường độ trung bình của một cơn bão bình thường, là cách quy định của các Trung tâm khí tượng vùng hoặc khu vực nào đó đặt ra nhằm thể hiện cường độ rất mạnh đó của bão.

Siêu bão là gì?
Siêu bão là gì?

Theo quy định chung của các ban bão Tây Thái Bình Dương (bao gồm cả bão ở Việt Nam) chia thành:

  • Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): Sức gió ≤ 63 km/ giờ.
  • Bão nhiệt đới (tropical storm): Sức gió dao động trong khoảng từ 63 km/giờ đến 88 km/giờ.
  • Bão nhiệt đới dữ dội (severe tropical storm): Sức gió dao động trong khoảng từ 89 km/giờ đến 117 km/giờ.
  • Bão lớn (typhoon): Sức gió từ 118 km/giờ trở lên.

Cũng là vùng Tây Thái Bình Dương nhưng theo quy định của Trung tâm Cảnh báo bão đặt tại Guam của Hải quân Mỹ thì siêu bão (super typhoon) dùng chỉ cơn bão khi mà mức gió của nó đạt trên 115 knot (213 km/giờ).

Đối với vùng Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương dựa vào thang xếp hạng Saffir – Simpson thì khi bão ở mức > 117 km/giờ thì sức gió được phân chia theo 5 cấp bậc gồm:

  • Cấp 1: Sức gió tối đa trong khoảng từ 118 km/giờ đến 153 km/giờ.
  • Cấp 2: Sức gió dao động trong khoảng từ 154 km/giờ đến 177 km/giờ.
  • Cấp 3: Sức gió đạt từ 178 km/giờ đến 209 km/giờ.
  • Cấp 4: Sức gió đạt từ 210 km/giờ đến 249 km/giờ.
  • Cấp 5: Sức gió đạt trên 250 km/giờ.

Và khi cơn bão có sức gió nằm trong 5 cấp bậc trên thì được gọi là siêu bão.

Theo một quy định khác cũng có thể xếp hạng cơn bão dựa vào áp suất và khi áp suất đạt dưới 920 HPA thì cơn bão đó cũng được gọi là siêu bão.

Cấu trúc của bão

Thành phần chính của bão gồm: mắt bão nằm ở chính giữa vị trí trung tâm, thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão và dải mưa ở rìa ngoài (theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung Ương cho biết).

cấu trúc của bão
Khái niệm về bão – Cấu trúc của bão

 

Mắt bão là gì?

Mắt bão hay còn được gọi là tâm bão nằm tại vị trí trung tâm chính giữa của bão thường có hình dạng hình tròn có đường kính từ 30 – 65 km. Không khí xung quanh sẽ bị hút về vị trí mắt bão bởi đây là nơi có áp suất không khí rất thấp.

Tốc độ không khí bị hút vào tỉ lệ nghịch với áp suất tại vị trí tâm bão: Áp suất càng thấp thì tốc độ dòng không khí bị hút vào càng nhanh có nghĩa vận tốc gió càng mạnh và ngược lại áp suất càng cao thì tốc độ dòng không khí bị hút càng thấp, vận tốc gió càng yếu.

Không khí bên ngoài không thể lọt vào trong tâm bão bởi vận tốc gió mạnh khiến cho lực ly tâm rất lớn. Vì vậy, khi đến gần tâm bão không khí mang nhiều hơi nước sẽ bốc lên theo phương thẳng đứng và hội tụ thành những đám mây lớn, nguyên nhân tạo ra những cơn mưa lớn khi bão đi qua.

Mắt bão
Mắt bão là gì?

Vì luồng không khí không thể đi vào trong tâm bão vậy nên ở khu vực mắt bão gần như không có gió cộng với việc dòng khí đi xuống khiến bầu trời quang mây, lặng gió.

Thành mắt bão

Thành mắt bão là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão. Đây là vùng bao quanh rìa mắt bão đồng thời là điểm cuối nơi các dòng không khí đổ về trước khi chuyển động thẳng đứng lên cao. Tại vị trí thành mắt bão mây nằm ở độ cao lớn nhất và độ ẩm cũng nhiều nhất bởi những luồng không khí này mang theo rất nhiều hơi nước.

Dải mây mưa ở rìa ngoài

Các dải mây mưa ở rìa ngoài cơn bão chính là nơi tập trung mây giông đậm đặc thường tổ chức thành hình xoắn cùng chiều xoắn với gió rồi di chuyển chậm dần vào phía trong. Dải mây mưa rìa ngoài thường có đường kính vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 – 500m.

Nguyên nhân hình thành bão là gì?

Bão chỉ có thể được hình thành tại môi trường nhiệt đới khi và chỉ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện gồm: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy:

  • Nhiệt độ ít nhất phải là 26,5 độ C từ mặt nước biển xuống độ sâu 50m.
  • Xuất hiện tình trạng bị nhiễu động hay mất ổn định của bầu khí quyển.
  • Độ ẩm duy trì ở tầng đối lưu đạt mức cao
  • Lực Coriolis lớn đủ để đáp ứng việc duy trì trung tâm áp suất thấp
  • Độ đứt dọc của gió hay còn hiểu là khả năng thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ yếu.
  • Lực xoáy đủ mạnh làm xáo trộn bề mặt nước.
Tại sao có bão?
Tại sao có bão? Bão hình thành như thế nào?

Nước bay hơi khi ánh sáng mặt trời chiếu vào và tích tụ lại tạo ra một lớp không khí ẩm ở phía trên bề mặt biển; nước biển bay hơi với tốc độ nhanh hơn và cao hơn ở nơi có áp suất thấp sau đó tạo thành một cột khí ẩm, cột khí ẩm càng lạnh và càng ngưng tụ khi càng lên cao. Quá trình này sẽ làm nóng khu vực không khí xung quanh bởi nhiệt độ tỏa ra của nó là khá lớn.

Cột khí ẩm bay càng cao hơn khi không khí càng nóng dẫn tới việc luồng không khí ẩm bị hút vào càng nhiều và dưới sự tác động của lực Coriolis (lực quán tính được sinh ra khi vật thể đang chuyển động trong Trái Đất) khiến dòng khí xoáy tròn tạo thành hoàn lưu. Khối hoàn lưu này sẽ tạo thành bão khi mà tốc độ của chúng lớn hơn 17 m/s. Đây chính là quá trình hình thành bão.

Vì sao có bão?
Vì sao có bão? Quá trình hình thành bão

Khi luồng không khí bay lên trên tầng cao tạo vùng áp cao phía trên các đám mây đẩy không khí ra khỏi vùng trung tâm đồng thời phần nhỏ đọng lại của khối không khí làm tăng trọng lượng ở vùng trung tâm khiến dòng không khí bay lên và bắt đầu chìm xuống sau đó tạo ra vùng trời trong, không mây, không mưa. Và mắt bão cũng được hình thành từ chính quá trình này.

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ những yếu tố tự nhiên kể trên thì hoạt động của con người cũng là một trong số những nguyên nhân hình thành bão. Tác nhân chính từ lượng khí CO2 thải ra từ nhà kính; khí metan từ các hoạt động công nghiệp của con người khiến bầu khí quyển trở lên nóng hơn bởi sự gia tăng mức độ hấp nhiệt.

Sự hình thành bão từ hoạt động của con người
Sự hình thành bão từ hoạt động của con người

Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn dẫn đến bầu khí quyển tăng độ ẩm, âm thầm tăng cường sức mạnh lớn cho những cơn bão trở lên khắc nghiệt hơn và mang sức tàn phá nặng nề đến môi trường tự nhiên, đến chính cuộc sống của con người.

Tác hại của bão

Bão được coi là một loại hình thời tiết cực đoan bởi chính những nguy hiểm mà bão gây ra như: mưa lớn, gió mạnh, tố lốc, gây lũ lụt, úng ngập, nước biển dâng cao, đôi khi kèm vòi rồng gây thiệt hại lớn cho mùa màng, nhà cửa,… và làm hư hại tàu thuyền,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Gió mạnh

Gió mạnh trong bão là một trong số những đại lượng dùng để đánh giá cường độ bão và cũng là tác nhân gây hại chính của bão bởi tốc độ gió bão lớn kèm tính chất xoáy giật và đổi hướng khi bão di chuyển.

Tốc độ gió thay đổi theo hướng di chuyển của bão vì vậy nên khi một cơn bão đi tới, gió bắt đầu mạnh dần nên và đột ngột quang mây, lặng gió ở những nơi mắt bão hay vùng trung tâm bão đi qua. 

Điều này rất nguy hiểm bởi chúng ta chủ quan khi nghĩ rằng gió bão đã đi qua vậy nhưng ngay sau đó thôi lập tức gió đột ngột đổi chiều thổi ngược lại và mạnh lên. Cây cối, nhà cửa, cột điện,…. đều bị đổ gãy hầu đa là sau lần quật ngược lại này.

Tác hại của bão
Tác hại của bão là gì? – Gió mạnh đổi chiều đột ngột

Trong cơn bão có một khu vực gió thổi cùng chiều với đường đi của bão mà người đi biển gọi khu vực này là “tử địa”. Ở khu vực “tử địa” gió thường thổi vô cùng mạnh, gió ở góc đằng trước sẽ yếu hơn góc đằng sau.

Khu vực “tử địa” trong bão
Khu vực “tử địa” trong bão là gì?

Tại khu vực này nếu là tàu biển không may gặp phải thường sẽ bị cuốn vào tâm bão, không lối thoát . “Tử địa” thường nằm bên phải của đường đi bão khi ở bán cầu Bắc và nằm bên trái đối với bán cầu Nam. 

Mưa lũ

Mưa do bão hoặc liên quan đến bão chiếm từ 35 – 45% tổng lượng nước mưa của nhiều địa phương ven biển. Trung bình một cơn bão khi đổ bộ có thể gây lên tổng lượng nước mưa khoảng 100 – 300mm và sẽ lớn hơn rất nhiều nếu như cơn bão lớn và chuyển động chậm. 

Khi đổ bộ vào đất liền lượng mưa trong một cơn bão thường có giá trị và cường độ lớn hơn ngoài biển bởi sự tác động của địa hình làm không khí trong bão tăng tính chất bất ổn vốn đã bất ổn sẵn của nó.

Tác hại của bão ở Việt Nam
Tác hại của bão ở Việt Nam

Trung bình thời gian mưa lớn trong bão khoảng từ 2 -3 ngày tuy nhiên diện mưa lớn sẽ mở rộng khi kết hợp với không khí lạnh có thể kéo dài thời gian mưa lớn lên đến 3 -5 ngày. Vì vậy mà lũ lụt có thể xảy ra trong vòng 24h kể từ khi bão đổ bộ bởi lượng nước trong mưa lớn kèm nước được đẩy từ biển do tác động gió thổi mạnh. 

Những thiệt hại do lũ lụt gây ra hằng năm là rất lớn, là mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng, cuộc sống của nhân dân sinh sống tại các vùng thấp trũng hoặc ven sông; nguy hiểm hơn cả là tình trạng lũ quét thường xảy ra nhiều ở vùng núi.

Nước dâng

Hoàn lưu gió mạnh của bão trong một thời gian khá lâu trên mặt biển đẩy lượng nước vào bờ thành những luồng nước cùng chiều gió và dồn nước lên làm cho mặt nước biển cao hơn những ngày bình thường. Lượng nước này gặp lúc thủy triều lên cộng hưởng sinh ra “con nước lớn” có thể làm mực nước biển nâng lên đến hơn 5m.

Tại các nơi luồng nước bị chặn lại như của biển hẹp thì mực nước này lại càng được nâng cao hơn nữa, gọi là hiện tượng nước dâng do bão, nước càng dâng cao khi bão càng mạnh. Điều khó khăn là không thể dự báo được một cách chắc chắn về cường độ của cơn bão khi đổ bộ và thời điểm mà nó đổ bộ đó có trùng với thời gian mà đỉnh triều xảy ra trong ngày hay không.

Tác hại của bão khiến nước biển dâng cao
Tác hại của bão khiến nước biển dâng cao

Nước dâng do bão mang sức tàn phá nguy hiểm vô cùng bởi dòng chảy này có thể phá vỡ đê biển, làm sạt lở bờ biển cùng hệ thống giao thông ven biển cùng hiện tượng nước ngập mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phá hoại môi trường cùng đất canh tác.

Việc dự báo lại không thể rõ ràng chính xác hoàn toàn được vì vậy mà biện pháp cần thiết để giảm thiểu mất mát về người và tài sản chỉ là biện pháp phòng chống khẩn cấp, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó cho bão mạnh hơn so với dự báo một cấp và di dân khẩn cấp khi cần thiết.

Tố lốc

Ở phần tư phía trước bên phải so với hướng di chuyển của của bão và cũng có thể là trong các dải mưa cách xa tâm bão của các cơn bão mạnh có thể gây lên hiện tượng tố lốc. Nó làm tăng thêm độ mạnh và sức tàn phá khủng khiếp của bão.

Tại sao bão thường xuất hiện vào mùa Hè và mùa Thu?

Giống như áp thấp nhiệt đới thời gian hoạt động chính trong năm của bão là vào tầm từ đầu tháng 6 đến tháng 11 ở bán cầu bắc và từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ở bán cầu Nam.

Thời gian hoạt động chính của bão
Thời gian hoạt động chính của bão là gì?

Tại sao bão thường xuất hiện vào mùa Hè và mùa Thu? Vì ở thời điểm này hội tụ đầy đủ các điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của bão như: Nhiệt độ nước biển lúc này thấp nhất cũng từ 26 độ C trở lên, khí quyển nhiệt đới lúc này cũng thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy khá mạnh mẽ diễn ra trên quy mô lớn.

Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam

Thời gian hoạt động

Tại Việt Nam, mùa bão trên toàn quốc nói chung thường bắt đầu chính vào khoảng từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Cũng có những cơn bão xuất hiện sớm vào tháng 5 hoặc muộn sang tháng 12 nhưng cường độ của các cơn bão này thường yếu. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào đến Nam và hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.

Thời gian hoạt động chính của bão ở Việt Nam
Thời gian hoạt động chính của bão ở Việt Nam

Trung bình mỗi năm nước ta sẽ hứng chịu 3 -4 cơn bão đổ bộ, nhiều nhất là 8-10 cơn bão xuất hiện trong một vài năm và tập trung nhiều nhất vào tháng 9; sau đó đến tháng 10 và tháng 8 với số cơn bão tập trung trong hai tháng này chiếm đến 70% tổng số cơn bão trong mùa.

Hậu quả của bão ở Việt Nam

Khi bão đổ bộ vào nước ta thường có gió giật mạnh kèm theo mưa lớn, trung bình lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 – 400 mm, đôi khi có thể lên tới 500 – 600 mm.

Sóng to trên biển do bão gây ra có thể dâng cao tới 9 – 10m, nếu tàu thuyền trên biển trong khoảng thời điểm này rất dễ bị lật úp.

Cường độ gió trong bão mạnh làm mực nước biển dâng cao tới 1.5 – 2m, nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do lượng nước dồn về từ đầu nguồn do mưa lớn làm ngập lụt diện rộng. Ngoài ra, nước biển tràn vào gây ngập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đất canh tác.

Khi bão đổ bộ cùng gió giật mạnh đồng nghĩa với việc nó mang sức tàn phá gây thiệt hại cả về người và tài sản, nó có thể phá hủy những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cột điện cao thế, cầu cống,…. Và sau mỗi trận bão qua đi, chúng ta lại phải mất một khoảng thời gian để khắc phục những hậu quả mà nó đã gây ra.

Biện pháp phòng chống

Biện pháp phòng chống bão ở Việt Nam
  • Việc dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão với tỷ lệ chính xác cao góp phần giúp việc phòng chống bão được thuận lợi, đảm bảo an toàn hơn khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Chằng chống nhà cửa: việc chằng chống nhà cửa giúp giảm thiểu những tác động xấu của bão lũ đến tài sản. Tuy nhiên, cũng cần phải làm theo đúng hướng dẫn từ cơ quan chức năng.
  • Khi có tin về bão, các phương tiện trên biển, tàu thuyền cần trốn biển và phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi neo đậu tàu thuyền cùng nơi trú ẩn an toàn theo những hướng dẫn cụ thể về cách neo đậu của cơ quan chức năng phòng chống bão lũ.
  • Các vùng ven biển cần củng cố, kiểm tra thường xuyên các công trình đê biển, phát hiện và kịp thời khắc phục những sự cố hỏng hóc nhanh chóng trước khi có tin về cơn bão có khả năng đổ bộ vào đất liền.
  • Chuẩn bị phương án sơ tán dân, ứng phó bão lũ ở cấp độ cao để trong trường hợp bão mạnh việc sơ tán dân được thực hiện khẩn cấp và tránh những sai sót không đáng có.
  • Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ngập ở đồng bằng và đề phòng lũ quét, sạt lở đất cùng xói mòn tại miền núi.

Lời kết

Vậy bão là gì? Bão được xem là hiện tượng thời tiết cực đoan của quy luật khí hậu, là một hiện tượng thiên nhiên tuy nhiên yếu tố chủ quan từ con người trong các hoạt động công nghiệp mới là nguyên nhân trở thành điều nguy hại.

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ những kiến thức liên quan đến bão là gì? Hiểu được những tác hại nguy hiểm cùng những nguyên nhân hình thành bão, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về nguyên nhân gây ra bão lũ cùng với sức tàn phá của nó trong những năm qua. Đồng thời có những hành động để giảm bớt sự nguy hiểm của bão và biết cách ứng phó, hạn chế rủi ro khi bão xuất hiện.

Post navigation

Previous Post:

PPPoE là gì? Công dụng và tính năng của PPPoE

Next Post:

Phương trình bậc nhất một ẩn là gì? Bài tập vận dụng, cách giải

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Hàng qccc là gì? Cách order hàng quảng châu cao cấp
  • CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa
  • Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?
  • Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm
  • Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chuẩn nhất

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (22)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu