Bị liệu là gì? Nguyên nhân, bị liệu có chữa được không
Bị liệu là gì? Đó chỉ là triệu chứng hay là một căn bệnh? Có chữa được không? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Vậy đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để được maynenkhikhongdau.net giải đáp chi tiết nhé!
Tóm tắt
Bị liệu là gì?
Bị liệu hay nói liệu là gì? Đây thực chất là phản xạ có điều kiện của con người được tạo ra bởi một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Theo cách hiểu khác thì bị liệu chính là những hành động phản xạ khi nghe từ. Các từ này giống với gợi ý khiến cho não bộ bị kích thích để thực hiện những hành động đó.
Đã có không ít người gặp phải tình trạng bị liệu bị phát hiện. Thậm chí, nhiều người mê tín thì lại cho rằng người bị liệu chính là bị ma ám với lý do là không một ai ép buộc hay thúc giục họ thực hiện những hành động đó. Tuy nhiên, khi nghe thấy một số từ nhất định thì bỗng nhiên họ lại làm theo mà không có chủ đích gì cả.
Bị liệu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh về những người bị liệu vừa bi vừa hài. Một bác sĩ tâm lý đã kể lại rằng: “Đợt trước, có một cô gái đưa mẹ đến phòng khám của tôi. Cô gái cho biết, mẹ cô mắc chứng bệnh “kể lể”. Và khi biết được điều này thì bọn trẻ quanh xóm đều tìm cách trêu chọc bà cụ. Nếu như thấy bà cụ đứng trước cửa thì lũ nhóc sẽ đồng loạt hô “tè, tè”, thế là bà… tè ra quần thật. Nếu lũ nhóc nói “bước, bước” thì bà cụ lại chân cao, chân thấp.”
Bị liệu thường xảy ra với bất cứ người nào, bất cứ độ tuổi nào chứ không riêng gì phụ nữ sau sinh. Những người mắc phải triệu chứng này thường cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng và không muốn giao tiếp với người khác. Lý do là họ sợ bị trêu chọc hoặc bị người khác đem ra làm trò cười. Cho nên, họ cũng ít chia sẻ cho mọi người về các triệu chứng của mình.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị liệu
Nếu như theo lý giải của tâm thần học thì bị liệu chính là một trạng thái của tâm trí. Nó thường xuất hiện trong tình trạng não bộ bị kích thích quá mức và không thể kiểm soát được cảm xúc. Đặc biệt, đa số người bị liệu đã từng bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi nào đó trong quá khứ hoặc sau khi bị chấn thương tâm lý.
Lấy ví dụ cụ thể: Một người nào đó lúc còn nhỏ thường bị cha mẹ phạt quỳ gối và hành vi này vô tình đã in sâu vào tiềm thức của họ. Và khi lớn lên, họ mang trong mình tính cách yếu đuối nên chỉ cần ai đó nói quỳ thì họ sẽ quỳ.
Hiện tượng bị liệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh mà ông bà ta thường gọi đó là bị liệu sau sinh. Tuy nhiên, hầu hết các hành vi thường gặp ở những người này đều chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn giản như đi, chạy, ngồi,… Còn đối với những hành vi cần tư duy logic của não bộ như phóng hỏa, vay tiền,…. thì lại không bao giờ xảy ra ở người bị liệu.
Bị liệu có chữa được không?
Nhằm khắc phục và điều trị triệu chứng bị liệu thì người ta thường áp dụng biện pháp thôi miên. Đây là quá trình điều trị mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của não bộ sẽ bị bỏ qua và sau đó não bộ sẽ được thiết lập một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc.
Không thể cho những người mắc triệu chứng này uống các loại thuốc hướng thần kinh vì bị liệu chỉ xảy ra khi có điều kiện ngoại cảnh tác động vào. Không giống như các chứng bệnh tâm thần khác thì người bị liệu có thể lên cơn bất cứ lúc nào.
Khi tiến hành chữa trị cho bệnh nhân theo hình thức thôi miên thì các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách yêu cầu bệnh nhân lặp lại nhiều lần. Ví dụ như câu: “Tôi không thể ngã” (áp dụng cho bệnh nhân bị chịu tác động bởi chuyện té ngã rồi tiến hành đo cảm xúc của họ). Tuy nhiên, theo thời gian, nghiên cứu chỉ ra từ việc đo cảm xúc đã nói rằng những người bị liệu do nhân cách yếu nên quá trình lặp lại nhiều lần “tôi không thể ngã” làm cho tình trạng của họ tệ hơn.
Cho nên, thuật thôi miên chỉ hiệu quả khi có người đáp ứng tốt, có người không. Các chuyên gia cũng giải thích, câu nói “tôi không thể ngã” chỉ là biện pháp ru ngủ tạm thời cho những người có nhân cách yếu. Tất nhiên, khi hết cơn buồn ngủ thì họ lại càng lệ thuộc vào thông điệp mà tâm trí nhận được.
Do đó, biện pháp chữa trị tốt nhất đó là gia đình hỗ trợ bằng những bài tập đơn giản nhất, lặp đi lặp lại nhiều lần giúp người bệnh gia tăng khả năng mạnh mẽ về nhân cách. Vì thế, não bộ của họ có thể kiểm soát được những “mệnh lệnh”.
Xem thêm: Nỗ lực là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của nỗ lực trong cuộc sống
Bị liệu có phải là bệnh?
Từ việc nghiên cứu thì có thể thấy chứng “bị liệu” không hề gây nguy hiểm, là một chứng lành nên không phải là bệnh. Những người mắc triệu chứng “bị liệu” là người bình thường về mọi mặt. Cho nên, xã hội cũng nên có cái nhìn cảm thông với những người mắc chứng bị liệu. Tuyệt đối, bạn đừng nên đưa họ ra làm trò cười bởi như vậy sẽ làm cho họ mặc cảm, tự ti hơn đó.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc bị liệu là gì, đó có phải là chứng bệnh không. Có thể thấy, không ai trong chúng ta muốn bị mắc triệu chứng này. Vì thế, các bạn hãy biết cảm thông và không mang họ ra làm trò cười nhé!