Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Tìm hiểu về câu đặc biệt

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Ví dụ minh họa

25 Tháng Chín, 2021 by Hoangcuc

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 chúng ta đã được học rất nhiều về kiến thức Ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có bài học về “câu đặc biệt”. Đây được xem là phần kiến thức rất quan trọng của khối kiến thức tiếng Việt lớp 7, tuy nhiên vẫn có khá nhiều em học sinh chưa nắm rõ được phần kiến thức này. Vì vậy bài viết hôm nay maynnekhikhongdau.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kiến thức về câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì và các ví dụ minh họa của 2 kiểu câu này nhé!

Tóm tắt

  • Câu đặc biệt là gì?
    • Cấu tạo của câu đặc biệt
    • Tác dụng của câu đặc biệt
  • Câu rút gọn là gì?
    • Cách dùng câu rút gọn
    • Phân loại và ví dụ về câu rút gọn
  • Cách phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào của tiếng Việt, hay nói cụ thể hơn, câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ – vị giống như các câu thông thường.

Tìm hiểu về câu đặc biệt

Ví dụ về câu đặc biệt:

  1. “Mừng quá! Lần thi được điểm 10!” – thì “Mừng quá!” là câu đặc biệt. 
  2. “Ôi! Trời lại mưa rồi” – thì “Ôi!” là câu đặc biệt. 

Cấu tạo của câu đặc biệt

Dựa vào cấu tạo của câu đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được nó

– Có cấu tạo là một từ

Ví dụ: Vâng

– Câu đặc biệt có cấu tạo là một cụm từ.

Ví dụ: 

– Thích thế!

– Vui quá!

Câu đặc biệt được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ văn 7
Câu đặc biệt được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ văn 7

Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn chương để:

– Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

– Thông báo hoặc liệt kê về sự tồn tại của sự vật. 

– Xác định nơi chốn, địa điểm, thời gian diễn ra sự việc được nói tới trong văn bản. 

Câu rút gọn là gì?

Trong tiếng Việt có những câu bị lược bỏ đi một số thành phần trong câu, được gọi là câu rút gọn. Những câu rút gọn ấy sẽ giúp cho câu nói trở nên súc tích và ngắn gọn hơn. Đồng thời câu rút gọn xuất hiện trong các đoạn văn cũng giúp cho thông tin được truyền tải đến người nghe một cách nhanh chóng, hạn chế được tình trạng lặp từ ngữ trong câu phía trước. 

Cách dùng câu rút gọn

Mặc dù việc sử dụng câu rút gọn rất tiện lợi nhưng người nói/viết cũng cần xem xét đến các yếu tố ngữ cảnh hoặc đối tượng giao tiếp để tránh vi phạm tính lịch sự, tránh gây hiểu lầm, phản cảm cho người nghe. 

  • Không nên quá lạm dụng việc rút gọn câu khi câu đó cần được trình bày một cách đầy đủ để tránh gây hiểu lầm, hiểu sai ý của người nghe. 
  • Đối với những hoàn cảnh đòi hỏi tính lực sự, trang trọng khi giao tiếp thì tuyệt đối không nên sử dụng câu rút gọn vì sẽ khiến cho câu nói của bạn trở thành câu cộc lốc, kém lịch sự. 

Ví dụ: 

Sp1: Cháu ăn cơm chưa?

Sp2: Chưa

——–

Sp1: Sao đi học muộn thế em?

Sp2: Ngủ quên

Có thể thấy, ở 2 ví dụ bên trên, người trả lời đều không nên sử dụng câu rút gọn, vì cả 2 ngữ cảnh trên đều là cuộc trò chuyện với người lớn và thầy cô giáo. Trong 2 trường hợp này, người nghe không nên nói rút gọn mà cần trả lời đầy đủ là: “cháu chưa ạ” và “ em ngủ quên ạ”

Câu rút gọn là gì?
Câu rút được sử dụng trong cả văn nói và văn viết

Phân loại và ví dụ về câu rút gọn

Từ khái niệm câu rút gọn và ví dụ ở phần hướng dẫn cách dùng câu rút gọn, chúng ta có thể thấy tùy vào từng dạng câu mà có thể đưa ra các ví dụ

– Đối với loại câu rút gọn chủ ngữ

Ví dụ: ăn nhanh lên!

⇒ Ví dụ trên là câu rút gọn chủ ngữ. Hình thức đầy đủ của dạng câu này là: Hoa ăn nhanh lên!

– Câu rút gọn vị ngữ

Ví dụ: Ai là người làm câu số 3 trên bảng?

Học sinh: “em”.

Ví dụ trên là câu rút gọn vị ngữ. Câu đầy đủ là: Em làm ạ.

– Câu rút gọn chủ ngữ – vị ngữ

Ví dụ: A hỏi B: “Bao giờ em được đi làm trở lại?”

 B trả lời: “tuần sau”.

Có thể thấy, trong cuộc trò chuyện này, B đã sử dụng hình thức câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ để trả lời A. Vậy, B có thể trả lời đầy đủ là “Tuần sau em đi làm lại”.

Cách phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Thực tế cho thấy có rất nhiều em học sinh lớp 7 thường nhầm tưởng câu rút gọn với câu đặc biệt giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này được cho là do câu đặc biệt và câu rút gọn đều có cấu tạo gồm 1 từ hoặc 1 cụm từ. Để phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa 2 loại câu này, hãy chú ý đến các cách phân biệt sau:

Về cách nhận diện, câu đặc biệt được định nghĩa:

  • Là câu không thể khôi phục cụm chủ – vị vì đây vốn là câu không có thành phần chủ ngữ – vị ngữ.
  • Từ và cụm từ đóng vai trò trung tâm của cú pháp cho câu.

Ví dụ: “Một ngày vui” vì trong câu này chúng ta không thể khôi phục thêm thành phần nào nữa, câu cũng không theo mô hình chủ – vị.

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Còn về định nghĩa câu rút gọn trong ngữ văn 7:

  • Vốn là câu đơn có đầy đủ cụm chủ – vị nhưng thường bị lược bớt đi thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để thành một câu rút gọn. 
  • Tùy vào hoàn cảnh của từng câu mà chúng ta có thể xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
  • Cụm chủ vị trong câu có thể được khôi phục.

Ví dụ:

Đi chơi không?

Ví dụ trên là một câu rút gọn, vì chúng ta có thể thêm vào câu một mô hình cụm chủ vị bằng cách thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ. Như một ví dụ sau:

“Lan muốn đi chơi không?”

Hy vọng với những khái niệm và ví dụ cụ thể về câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Kèm ví dụ minh họa cho hai loại câu mà maynenkhikhongdau.net mang đến trong bài viết ngày hôm nay sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các vị phụ huynh, các em học sinh. Để các bố mẹ có thể sử dụng và hướng dẫn con em học tập và thực hành ngay tại nhà. 

Post navigation

Previous Post:

Trần Đức Bo là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của hiện tượng tik tok này

Next Post:

[Mẹo] Cách cà số khung xe máy chính xác và đơn giản nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? 5 ví dụ về phản xạ
  • Quần xã sinh vật là gì, ví dụ? Những đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?
  • Quần thể là gì? Quần thể sinh vật là gì sinh 9? Đặc trưng của quần thể
  • Top 5 súng bắn ốc Nizen Bền – Khỏe – Đáng mua nhất hiện nay
  • Súng bắn ốc xe máy khi chọn cần lưu ý những gì?

Lưu trữ

  • Tháng Chín 2023 (5)
  • Tháng Tám 2023 (7)
  • Tháng Bảy 2023 (6)
  • Tháng Sáu 2023 (3)
  • Tháng Năm 2023 (10)
  • Tháng Tư 2023 (17)
  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Bộ đàm
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Học tập
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy hút bụi công nghiệp
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy sấy khí
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu