Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là gì? Dấu hiệu nhận biết, ví dụ đặt câu nghi vấn

6 Tháng Năm, 2022 by Hoangcuc

Kiến thức về tiếng Việt từ xưa đến nay vốn luôn được đông đảo thế hệ học sinh tiểu học và THCS của Việt Nam quan tâm, nguyên nhân được cho là vì các kiến thức này luôn xuất hiện trong bài tập tiếng Việt của bài thi Ngữ Văn đầu cấp. Hôm nay hãy cùng với maynenkhikhongdau.net tìm hiểu về câu nghi vấn trong tiếng Việt như dấu hiệu nhận biết và ví dụ về câu nghi vấn là gì nhé!

Tóm tắt

  • Câu nghi vấn là gì?
  • Cách nhận biết câu nghi vấn
  • Câu nghi vấn có chức năng gì?
    • Chức năng hỏi
    • Chức năng cầu khiến
    • Chức năng khẳng định
    • Chức năng phủ định
    • Chức năng biểu lộ cảm xúc
  • Khi sử dụng câu nghi vấn cần lưu ý những gì?
  • Phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định trong câu nghi vấn
  • Bài tập về câu nghi vấn

Câu nghi vấn là gì?

Khái niệm câu nghi vấn là tên gọi của một hình thức câu hỏi trong tiếng Việt, câu hỏi này thường được đặt ra để giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu quan điểm của mình về một hiện tượng hoặc một sự vật nào đó mà chúng ta chưa chắc chắn. 

Câu nghi vấn là gì?
Tìm hiểu về câu nghi vấn trong tiếng Việt

Câu nghi vấn là câu có dạng sử dụng các từ nghi vấn. Từ nghi vấn ở đây chính là các từ mà chúng ta vẫn dùng trong đời sống hàng ngày như: bấy nhiêu, bao nhiêu, bao lâu, ai, chăng, gì, sao, ư, hả, nào… và thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 

Ví dụ về câu nghi vấn

– Bà đi chơi về rồi đấy à

– Mẹ chuẩn bị cơm xong rồi đấy ạ?

– Mai chị được nghỉ làm à?

Cách nhận biết câu nghi vấn

Để biết được một câu có phải là câu nghi vấn hay không thì bạn cần căn cứ dựa theo một số dấu hiệu phổ biến sau: 

– Là câu có dấu chấm hỏi ở cuối câu văn, đối với dạng viết

– Có ngữ điệu đặc trưng thể hiện sự nghi vấn đó là cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh vào ý cần được giải đáp, trả lời

Câu nghi vấn có chức năng gì?

Chức năng hỏi

Vì bản chất của câu nghi vấn vốn là dạng câu hỏi nên chức năng chính của nó chính là để hỏi hoặc thể hiện một sự nghi ngờ nào đó không chắc chắn, cần xác định lại. 

Ví dụ :

– Đi chơi về rồi đấy à?

– Lọ hoa này do em cắm ư?

Chức năng của câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn có chức năng gì trong câu?

Chức năng cầu khiến

Bên cạnh chức năng dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn được dùng để thể hiện sự cầu khiến hoặc yêu cầu thực hiện một công việc nào đó. Chức năng này thường rất khó để nhận ra, vì vậy chúng ta cần đặt chúng vào một ngữ cảnh cụ thể để có thể gọi tên chức năng sao cho đúng. 

Ví dụ về câu nghi vấn

Thằng kia! Mày còn sống đấy à? Ông tưởng mày chết từ đêm qua. Nộp tiền sưu! Mau! 

Có thể thấy câu nghi vấn xuất hiện trong trích dẫn bên trên chính là câu “mày còn sống đấy à” có chức năng cầu khiến. Như vậy nhân vật “ông” trong câu trên hoàn toàn không hề có ý định hỏi nhân vật mày xem anh ta đã chết chưa mà thật ra đang muốn anh ta phải nộp sưu cho ông ta ngay lập tức.

Chức năng khẳng định

Câu nghi vấn đôi khi cũng được sử dụng để thể hiện sự khẳng định trước một vấn đề hoặc sự việc xảy ra.

Ví dụ:

– Thật sự set váy này rất xinh, em thật sự rất ưng. Nhưng mà em đặt từ đầu tháng mà mãi tận cuối tháng bên mình mới ship cho em. giờ cuối tháng em hết tiền rồi không có tiền nhận hàng. Chứ em nào có dám bom hàng đâu? Hoàn lại hàng giúp em nhé!

 Như vậy, câu nghi vấn ở đây chính là câu “Chứ em nào có dám bom hàng đâu?”. Bởi đây nhìn thì giống một câu hỏi nhưng thực chất lại không dùng với mục đích để hỏi mà để thể hiện việc người phụ nữ ở đây không dám trốn sưu thuế mà sẽ trả sưu thuế.

Chức năng phủ định

Câu nghi vấn có chức năng phủ định thường được dùng để loại bỏ hoặc bác bỏ các ý kiến đã được nêu ra.

Ví dụ về câu nghi vấn.

 Mặc dù tôi thuộc kiểu người lãng mạn, ngày bé cũng rất thích đi dưới trời mưa nhưng sau này lớn lên, tôi lại cảm thấy ngược lại. Mưa làm cho sự cô đơn của tôi gia tăng gấp bội. Có ai một mình mà lại không ghét những cơn mưa?

=> Có thể thấy câu “có ai một mình lại không ghét những cơn mưa?” được dùng để phủ định.

Chức năng biểu lộ cảm xúc

Đây được xem là chức năng phổ biến nhất của câu nghi vấn, được dùng rất nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật như văn thơ, giúp các nhà văn nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tâm tư của mình, dù đó là cảm xúc vui hay buồn, ngạc nhiên hay tức giận, tiếc nuối hay xót xa…

Ví dụ minh họa

Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm! Sao mãi mẹ vẫn chưa về thế? Con đợi mẹ mãi! Người ta đối xử với con tệ lắm mẹ có biết không?

Xem thêm: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì? Cho ví dụ

Khi sử dụng câu nghi vấn cần lưu ý những gì?

– Trong câu nghi vấn quan hệ từ “hoặc” thường không được sử dụng vì khi thêm “hoặc” vào câu sẽ khiến cho câu đó bị sai cú pháp và lập tức biến thành câu trần thuật.

Ví dụ minh họa: Con đi hoặc là mẹ đi

=> Có thể thấy ở ví dụ trên rõ ràng là một câu mang ý nghĩa khẳng định và không có một dấu hiệu nào cho thấy đó là câu nghi vấn.

– Có nhiều từ sở hữu hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng lại không được sử dụng trong câu nghi vấn.

Ví dụ minh họa: Ai làm thì người ấy chịu.

=> Như vậy từ ai trong ví dụ trên vốn không phải là một đại từ nghi vấn mà chỉ là một đại từ phiếm chỉ.

– Một số trường hợp, khi thay đổi vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.

– Với mỗi một đối tượng cụ thể thì chúng ta nên sử dụng câu nghi vấn sao cho phù hợp, mục đích để hỏi cần phải được kết hợp với các từ nghi vấn một cách hợp lý và rõ ràng.

Khi sử dụng câu nghi vấn cần lưu ý những gì?
Khi sử dụng câu nghi vấn cần lưu ý những gì?

Phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định trong câu nghi vấn

Thực tế cho thấy có khá nhiều người Việt thường rất dễ bị nhầm lẫn các từ như: ai, nào, đâu, gì những từ này nếu xuất hiện trong câu nghi vấn thì sẽ đều là từ nghi vấn. Tuy nhiên, bạn phải đặt từ này trong từng hoàn cảnh, ngữ nghĩa cụ thể thì chúng thuộc từ nghi vấn hoặc đại từ phiếm định. Ta có thể phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định. Từ phiếm định này với từ nghi vấn sẽ được phân biệt như sau:

– Từ nghi vấn là những từ thể hiện những điều chưa chắc chắn, cần được chủ thể giải đáp. Trái lại, từ phiếm định là một nhân vật không cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian xác định.

Ví dụ minh họa: “Điều gì liên quan đến cô ấy tôi cũng đều trân trọng” khác hoàn toàn với “Bạn trân trọng cô ấy ở những điều gì?”

=> Như vậy ở ví dụ số 1 “điều gì” ở đầu câu chính là đại từ phiếm định, ám chỉ một sự việc nào đó không xác định, chung chung. Còn “gì” ở ví dụ thứ hai chính là từ nghu vấn với mục đích hỏi chính xác về đặc điểm, tính cách của chủ thể được nhắc tới trong câu.

– Cách kết hợp từ trong một số trường hợp có thể sẽ là từ nghi vấn những trong cách kết hợp khác nó lại là từ phiếm định. 

+) Những từ như “ai, gì, nào, đâu” khi đứng sau các từ phủ định như “không”, “chẳng” (có thể thêm vào từ “cả”) sẽ tạo thành từ phiếm định.

+) Ai, gì, nào, đâu khi đứng trước từ phủ định như “không”, “chẳng” sẽ lập tức tạo thành từ nghi vấn.

Ví dụ minh họa

– Không ai dám bước vào ngôi nhà đó

– Ai lại dám bước vào ngôi nhà đó

=> “ai” trong ví dụ 1 là từ phiếm định

=> ai” trong ví dụ 2 là từ nghi vấn.

Xem thêm: Phương châm hội thoại là gì? Ví dụ về 5 phương châm hội thoại

Bài tập về câu nghi vấn

Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn xuất hiện trong đoạn văn trên và chỉ ra chức năng của chúng

(1) Con người chúng ta thường không biết trân trọng những khoảnh khắc quý giá hiện tại, chỉ đến khi mất đi rồi lúc đó mới cảm thấy hối tiếc. Sao chúng ta không tận dụng những phút giây được sống để yêu thương và quan tâm những người thân.

(2) Hãy thử tưởng tượng xem nếu một quả bong bóng không bao giờ vỡ, nó cũng không bị đá bay mà cứ mãi lì lợm… Ôi, nếu vậy thì nó đâu còn là quả bóng nữa.

Bài tập 2: Cho câu nghi vấn, hãy xác định đặc điểm hình thức cũng như chức năng của nó và thay thế bằng một câu khác tương đương. 

Câu 1: Sao bác lo xa quá thế?

– Từ nghi vấn của câu: sao

– Chức năng của từ “sao” là để phủ định vấn đề.

– Câu có ý nghĩa tương đương: Bác không cần phải lo xa quá như thế.

Câu 2: Có mỗi đàn bò là gia tài lớn nhất của nhà ta mà giờ đem nó cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy thì chăn dắt ra làm sao?

– Từ nghi vấn trong câu trên là từ “sao”

– Chức năng của câu nghi vấn là câu hỏi để bộc lộ cảm xúc tâm tư

– Câu tương tự có thể thay thế: Có mỗi đàn bò mà giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm như vậy thì khó mà chăn dắt nổi.

Câu 3: Câu nghi vấn: Ai dám bảo là hổ dữ không ăn thịt con

– Từ nghi vấn được xác định “Ai”

– Chức năng của từ nghi vấn: Dùng để khẳng định vấn đề

– Câu thay thế: Hổ dữ cũng vẫn sẽ ăn thịt con đó.

Vừa rồi là những kiến thức về câu nghi vấn là gì mà maynenkhikhongdau.net vừa sưu tầm và tổng hợp. Hy vọng rằng, khi đọc xong bài viết trên bạn đọc đã có thể hiểu chính xác hơn về câu nghi vấn. Đồng thời nắm được dấu hiệu nhận biết cũng như chức năng của câu nghi vấn để từ đó có thể ứng dụng vào các ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì đừng ngại ngần để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé!

Post navigation

Previous Post:

Root là gì? Hướng dẫn cách root android 11 cực hay

Next Post:

Phương châm hội thoại là gì? Ví dụ về 5 phương châm hội thoại

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu