Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Sơ đồ cấu tạo tổng quan của tai

Cấu tạo của tai và cơ quan phân tích thính giác

29 Tháng Mười Một, 2022 by Hoangcuc

Tai là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể con người, đảm nhận chức năng chính là tiếp nhận và truyền thông tin về thính giác. Cấu tạo của tai như thế nào? Chức năng của tai ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Tóm tắt

  • Tìm hiểu cấu tạo của tai
    • Cấu tạo của tai ngoài
    • Cấu tạo của tai giữa
    • Cấu tạo tai trong
  • Các chức năng quan trọng của tai và cơ quan phân tích thính giác
    • Chức năng dẫn truyền âm thanh
    • Chức năng thăng bằng

Tìm hiểu cấu tạo của tai

Tai là cơ quan phức tạp của cơ thể, ngoài chức năng tiếp nhận âm thanh thì nó còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Nói về cấu tạo của tai thì gồm 3 bộ phận chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về cấu tạo từng bộ phận dưới đây nhé!

Sơ đồ cấu tạo tổng quan của tai
Sơ đồ cấu tạo tổng quan của tai

Cấu tạo của tai ngoài

Trong các bộ phận của tai thì tai ngoài chính là bộ phận dễ dàng quan sát nhất. Nó nằm ngoài xương thái dương và nhô ra ở hai bên đầu. Cấu tạo của tai ngoài bao gồm ống tai và vành tai. Chức năng của tai ngoài chính là thu nhận và dẫn truyền âm thanh . Trong đó:

  • Vành tai: Gồm có sụn và lớp da phủ bên ngoài, có một số mạch máu và có lớp bảo vệ. Ở phía vành tai còn có những đường cong và xoắn giúp tiếp nhận và hứng âm thành để dẫn truyền vào ống tai.
  • Ống tai: Có hình dạng hơi cong hình chữ S, là bộ phận nối giữa vành tai đến màng nhĩ. Ở người trưởng thành thì ống tai sẽ có xu hướng hướng lên và hơi nghiêng về phía trước. Gần màng nhĩ thì ống tai sẽ có xu hướng dốc xuống. Phía ngoài ống tai gồm các sợi lông nhỏ và tuyến nhờn tạo ra ráy tai. Khi xuất hiện ráy tai thì các sợi lông sẽ chuyển động nhẹ nhằm đầy ráy tai cũng như da chết ra ngoài

Cấu tạo của tai giữa

Cấu tạo của tai giữa gồm những bộ phận sau: màng nhĩ, vòi nhĩ, hòm nhĩ và các xương con (xương búa, xương đe và xương bàn đạp). Mỗi bộ phận sẽ đảm nhận nhiệm vụ nhất định như:

  • Màng nhĩ: Kết cấu mỏng có hình dạng bầu dục, nằm hơi nghiêng ra phía sau và hơi lõm ở giữa. Màng nhĩ thường có màu sắc hơi mờ, xám hoặc trắng sáng. Mắt thường hoàn toàn có thể nhìn xuyên qua được màng nhĩ
  • Hòm nhĩ: Đây là hốc xương gồ ghề nằm ở vị trí trong xương thái dương. Bộ phận này thông với mũi họng ở phía trong, phía sau sẽ thông với xoang còn bên trong sẽ thông với tai trong. Trong bộ phận hòm nhĩ của tai bao gồm các xương thính giác như xương búa, xương bàn đạp và xương đe đảm nhận chức năng dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong.
  • Vòi nhĩ: Có cấu tạo 1 phần xương và 2 phần sụn. Bộ phận này thường sẽ đóng kín nhưng khi nuốt hoặc ngáp thì nó sẽ mở ra để cân bằng áp suất trong bộ phận hòm nhĩ.

Xem thêm: Cơ quan phân tích thị giác: Vai trò, đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo tai trong

Tai trong có cấu tạo gồm những bộ phận sau:

  • Ốc tai: Hình dạng giống như một ống xương xoăn quay 2.5 vòng quanh trụ ốc. Bên trong trụ ốc bao gồm nhiều hạch thần kinh. Bên cạnh đó, trong bộ phận này sẽ chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con dẫn truyền âm thanh đến cửa sổ bầu dục sẽ làm cho chất dịch chuyển động. Thông qua dây thần kinh cơ quan phân tích thính giác, chất dịch chuyển động sẽ kích thích những tế bào lông tai dẫn truyền xung điện lên não bộ (tiếp nhận xử lý âm thanh)
  • Ống bán khuyên: Gồm có 3 ống bán khuyên trên, trước và sau nằm thẳng với nhau. Các ống khuyên tai đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng cho tai.
  • Tiền đình: Là khoang có hình dạng hình bầu dục, phần giữa phình rộng ra là nơi chứa túi nhỏ và và túi bầu dục trong màng của tai. Phía sau tiền định sẽ thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo 3 chiều là chiều ngang, chiều từ phía sau và chiều từ trên xuống.

Các chức năng quan trọng của tai và cơ quan phân tích thính giác

Cơ quan phân tích thính giác gồm: Cơ quan Coocti — (dây thần kinh não VIII) → Vùng thính giác (thùy thái dương)

Như đã nói ở đầu bài, tai người đảm nhận hai chức năng chính là dẫn truyền âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể. Trong đó, bộ phận vòi tai đảm nhận chức năng vận chuyển không khí từ mũi họng vào hòm tai giữa và ngược lại, nhằm làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa.

Chức năng dẫn truyền âm thanh

Đây là chức năng quan trọng nhất của tai và cơ quan thính giác. Chức năng này sẽ được thực hiện theo tiến trình như sau:

  • Bộ phận loa tai có hình cái phễu sẽ đón nhận âm thanh từ bên ngoài môi trường để truyền vào ống tai ngoài
  • Khi âm thanh truyền qua ống tai ngoài vào trung sẽ làm rung màng nhĩ
  • Lúc màng nhĩ rung tác động làm 3 chuỗi xương con của tai giữa chuyển động
  • Sự rung động này có tác dụng tạo ra các lớp sóng của chất dịch trong ốc tai ở bộ phận tai trong
  • Khi chất dịch chuyển động, các tế bào lông ở cơ quan Corti sẽ được uốn cong và di chuyển. Vì các tế bào này có cấu tạo đặc biệt nên có thể tạo ra được các tín hiệu điện theo dây thần kinh thính giác đi tới não bộ, giúp cho chúng ta có thể nghe được âm thanh.
Tai thực hiện chức năng dẫn truyền âm thanh
Tai thực hiện chức năng dẫn truyền âm thanh

Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của đại não là gì sinh 8?

Chức năng thăng bằng

Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên trong tai thực hiện chức năng giữ thăng bằng cho tai. Theo đó, khi bạn chuyển động, lượng dịch ở bên trong ống bán khuyên cũng như tiền đình sẽ chuyển động theo làm uốn cong các tế bào lông. Nhờ vậy, các tín hiệu sẽ được hình thành và truyền qua thần kinh lên não. Não bộ sẽ phân tích các chuyển động và giúp cho cơ thể có thể giữ được thăng bằng.

Bộ phận tiền đình của tai đảm nhận chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể
Bộ phận tiền đình của tai đảm nhận chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể

Tai vốn dĩ là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể chúng ta. Do đó, mỗi chúng ta cần thường xuyên chăm sóc và vệ sinh tai đúng cách để giúp bộ phận này khỏe mạnh, hạn chế được bụi bẩn, vi khuẩn ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.

Post navigation

Previous Post:

Cấu tạo và chức năng của đại não là gì sinh 8?

Next Post:

Cơ quan phân tích thị giác: Vai trò, đặc điểm cấu tạo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Muối lưỡng tính NaHC03 có kết tủa không? Tính chất, ứng dụng
  • Atiso có tác dụng gì? Những ai không nên uống Atiso
  • Giờ Tuất là mấy giờ đến mấy giờ? Sinh vào giờ tuất có tốt không
  • Giờ Sửu là mấy giờ? Người sinh vào giờ Sửu hợp tuổi nào nhất?
  • Lãng mạn là gì? Lãng mạn hay lãng mạng là đúng

Lưu trữ

  • Tháng Hai 2023 (2)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu