Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Sinh sản ở trùng giày

Cấu tạo, hình thức sinh sản của trùng giày là gì?

10 Tháng Mười Một, 2022 by Hoangcuc

Trùng giày là kiến thức sinh học về động vật nguyên sinh mà chúng ta đã được học trong môn Sinh học lớp 7. Vậy trùng giày là gì? Cấu tạo ra sao? Cách di chuyển và hình thức sinh sản của trùng giày như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt

  • Tìm hiểu trùng giày là gì?
  • Trùng giày sống ở đâu?
  • Cấu tạo của trùng giày
  • Cách di chuyển của trùng giày
  • Hình thức sinh sản của trùng giày
  • Hình thức dinh dưỡng của trùng giày
  • Trùng giày và trùng roi có điểm gì giống và khác nhau?

Tìm hiểu trùng giày là gì?

Trùng giày hay còn có tên gọi khác là trùng đế giày, trùng cỏ, thảo trùng, tên tiếng Anh là Paramecium. Sinh vật này là một trong số những đại diện cơ bản cho lớp Trùng Cỏ. Trùng giày có tế bào có thể phân hóa thành nhiều bộ phận và mỗi bộ phận của chúng sẽ thực hiện một chức năng sống nhất định.

Hình ảnh trùng giày dưới kính hiển vi
Hình ảnh trùng giày dưới kính hiển vi

Ở giới những sinh vật đơn bào thì trùng đế giày là loài sinh vật được con người khám phá ra đầu tiên. Sau khi quan sát xong nước cỏ ngâm ở dưới kính hiển vi thì người ta phát hiện ra loại sinh vật này. Đây cũng là lý do lý giải vì sao loài sinh vật này được gọi là “trùng cỏ”.

Cho đến nay, trùng cỏ cũng chính là tên chính thức của nhóm sinh vật này. Môi trường cực kỳ lý tưởng để nuôi cấy chúng ở phòng thí nghiệm chính là nước “cỏ ngâm”

Trùng giày sống ở đâu?

Trùng giày là sinh vật sống chủ yếu ở trên lớp váng của bề mặt nước cống rãnh, ao hồ. Khi gặp điều kiện môi trường khắc nghiệt như khô hạn, thiếu thức ăn thì chúng sẽ tiết ra nước thừa và thu nhỏ cơ thể để có thể tạo ra vỏ bọc được gọi là hóa bào xác.

Trùng giày đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong hệ thống thức ăn tự nhiên. Đây là sinh vật hoàn toàn không gây hại cho con người mà chúng có giúp làm sạch môi trường nước cực hiệu quả.

Cấu tạo của trùng giày

Có thể bạn chưa biết, trùng đế giày có hình dạng giống như chiếc đế giày nên nó mới được các nhà khoa học gọi với cái tên “trùng giày – trùng đế giày”. Cơ thể chúng có hình dạng hình khối, không đối xứng giống như chiếc giày. Loài sinh vật này sẽ di chuyển như lông bơi.

Mô phỏng cấu tạo của trùng giày
Mô phỏng cấu tạo của trùng giày

Cấu tạo cơ thể của trùng giày gồm có các bộ phận bao gồm nhân nhỏ và nhân lớn. Phần nửa sau và nửa trước của chúng bao gồm hệ thống không bào co bóp có hình dạng giống hoa thị được cố định ở một vị trí. Còn phần lõm trên cơ thể trùng đế giày là rảnh miệng. Ở cuối rãnh miệng sẽ có lỗ miệng và hầu. Mỗi bộ phận của trùng giày sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt để duy trì sự sống.

Xem thêm: Trùng biến hình là gì? Cấu tạo, môi trường sống, hình thức dinh dưỡng

Cách di chuyển của trùng giày

Cách di chuyển của trùng giày theo kiểu vừa xoay vừa tiến nhờ các lông tơ trên cơ thể chúng. Các sợi lông này sẽ rung động theo kiểu làn sóng. Nó cũng mọc theo hình vòng xoắn quanh cơ thể của chúng.

Hình thức sinh sản của trùng giày

Trùng giày sinh sản như thế nào? Loài sinh vật này có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

  • Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi cơ thể theo chiều ngang
  • Hình thức sinh sản hữu tính: sinh sản tiếp hợp
Sinh sản ở trùng giày
Sinh sản ở trùng giày

Trung bình mỗi ngày 1 lần thì trung giày sẽ thực hiện phân đôi cơ thể. Quá trình tiếp hợp của sinh vật này thường xảy ra kéo dài lên đến 12 tiếng trong điều kiện nhiệt độ 16 độ C.

Hình thức dinh dưỡng của trùng giày

Vì cấu tạo của trùng giày là loại động vật đơn bào và chúng có sự phân hóa thành nhiều bộ phận khác nhau bao gồm nhân lớn, nhân nhỏ và không bào co bóp. Nguồn thức ăn chủ yếu của sinh vật này là vi khuẩn, vụn hữu cơ,…

Trùng giày kiếm thức ăn và tiêu hóa như thế nào? Sau đây là hình thức dinh dưỡng của trùng giày:

  • Trùng giày bắt mồi và tiêu hóa con môi ngay trong tế bào hay còn được gọi là tiêu hóa nội bào
  • Cơ chế tiêu hóa của trùng giày: Phần nước thừa sẽ được cơ thể chúng tập trung lại và vận chuyển về không bào co bóp. Bộ phận này sẽ đảm nhận chức năng chuyển nước thừa ra ngoài. Đối với chất thải thì bất cứ vị trí nào trên cơ thể của chúng cũng có thể loại ra ngoài được.
  • Hô hấp: Được thực hiện thông qua bề mặt cơ thể theo cơ thế lấy vào khí oxy và thải ra khí Cacbonic.

Trùng giày sẽ thực hiện quá trình lấy thức ăn bằng lông bơi, sau đó nguồn thức ăn sẽ được dồn về lỗ miệng. Điều đặc biệt là thức ăn qua miệng sẽ được vo thành viên trong không bào tiêu hóa.

Xem thêm: Thủy tức là gì, sống ở đâu? Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?

Không bào tiêu hóa của trùng đế giày sẽ rời hầu để di chuyển theo một quỹ đạo. Enzyme trong cơ thể chúng sẽ được tiết ra để tiêu hóa thức ăn thành các chất lỏng có thể thấm vào nguyên sinh nhằm nuôi cơ thể. Các chất bã thức ăn còn lại sẽ được thải ra bằng lỗ thoát ở thành cơ thể.

Trùng giày và trùng roi có điểm gì giống và khác nhau?

Trùng giày và trùng roi là hai sinh vật dễ bị nhầm lẫn nhất. Vậy làm cách nào để phân biệt?

Trùng roi và trùng giày vừa có điểm giống vừa có điểm khác
Trùng roi và trùng giày vừa có điểm giống vừa có điểm khác

Điểm giống

  • Cả hai loài sinh vật này đều có cấu tạo từ 1 tế bào
  • Kích thước siêu nhỏ 
  • Cách di chuyển là vừa tiến vừa xoay.
  • Dị dưỡng
  • Sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể
  • Hô hấp qua màng cơ thể

Điểm khác

  • Trùng giày: Di chuyển nhờ lông bời và có thêm hình thức sinh sản tiếp hợp
  • Trùng roi: Cơ thể chúng có chứa các chất diệp lục, di chuyển nhờ vào điểm mắt và có thêm hình thức tự dưỡng

Như vậy, với những gì mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu được cấu tạo cũng như hình thức dinh dưỡng của trùng giày. Truy cập ngay maynenkhikhongdau.net để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích và thú vị khác nhé!

Post navigation

Previous Post:

Thủy tức là gì, sống ở đâu? Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?

Next Post:

Bộ đàm bị rè, lỗi, nhiễu sóng | Nguyên nhân, cách khắc phục

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Mbps là gì? Mbs là gì? Tốc độ mạng bao nhiêu là nhanh
  • COO là gì, chức danh gì? Vai trò của COO trong doanh nghiệp
  • Máy hút lá cây là gì? Top 3 máy thổi lá cây cầm tay được ưa chuộng
  • Lienvietpostbank là ngân hàng gì? Là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
  • Máy lọc không khí gia đình loại nào tốt nhất hiện nay?

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu