Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Phân loại chân lý

Chân lý là gì? Tính chất, vai trò của chân lý đối với thực tiễn

19 Tháng Chín, 2022 by Hoangcuc

Chân lý là một trong những kiến thức cơ bản của môn Triết học. Vậy chân lý là gì? Tính chất và vai trò của chân lý đối với thực tiễn ra sao? Ở bài viết này, maynenkhikhongdau.net sẽ giải đáp cho bạn chi tiết các kiến thức tổng hợp về chân lý nhé!

Tóm tắt

  • Khái niệm chân lý là gì?
  • Các tính chất của chân lý, 5 ví dụ về chân lý
    • Tính khách quan
    • Tính cụ thể
    • Tính tương đối và tính tuyệt đối
    • Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối
  • Phân loại chân lý
    • Chân lý nội dung
    • Chân lý hình thức
  • Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
  • Các chân lý hình thức phổ biến
    • Chân lý khoa học
    • Chân lý tuyệt đối
    • Chân lý thuần lý

Khái niệm chân lý là gì?

Theo nghiên cứu về phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, chân lý thường chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Sự phù hợp đó đã được kiểm định và chứng minh bởi thực tiễn.

Chân lý cũng được xem là tri thức phù hợp với khác thể mà nó phản ảnh. Điều này cũng đã được kiểm nghiệm bởi thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, khái niệm về chân lý hoàn toàn không đồng nhất với khái niệm tri thức và cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết. 

Chân lý cũng được coi là một quá trình “tư tưởng con người không nên hình dung chân lý ở dạng đứng im, chết cứng, một bức tranh nhợt nhạt, đơn giản, không có khuynh hướng, không vận động”.

Chân lý là gì?
Chân lý là gì?

Chân lý là khái niệm thuộc về nhận thức. Lý do là nhiệm vụ của nhận thức phải đạt đến chân lý. Điều này có nghĩa là nhận thức đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan và hoàn toàn không phải là nhận thức chung chung. Sự nhận thức này phải đúng với hiện thực khách quan.

Tuy nhiên, chân lý cũng hoàn toàn không phải là bản thân hiện thực khách quan nói chung mà chỉ là hiện thực khách quan đã được phản ánh đúng bởi chính nhận thức của con người. Khác với quan điểm của triết học duy tâm, không thể có chân lý chủ quan hay là chân lý tồn tại tự nó một cách trừu tượng thuần túy ở trong hiện thực khách quan.

Một số tư tưởng không đúng cho rằng chân lý là thuộc về số đông, có nghĩa là tư tưởng đó phải được nhiều người thừa nhận hoặc là nó phải thuộc về những người nắm quyền lực, người giàu có,…

Các tính chất của chân lý, 5 ví dụ về chân lý

Bàn về các tính chất của chân lý thì gồm có 4 tính chất chính bao gồm: tính khách quan, tính tương đối, tính cụ thể và tính tuyệt đối. Chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu cụ thể về 4 tính chất sau

Các tính chất của chân lý

Tính khách quan

Chân lý có tính chất phù hợp với những tri thức và hiện thực khách quan. Chân lý hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Bàn về tính chất sau, chúng ta có ví dụ về chân lý như sau: 

Quan niệm “Trái Đất xoay quanh Mặt Trời và ngược lại mặt trời không hề xoay quanh Trái Đất” là hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với những quan niệm truyền thống đã từng xuất hiện trước đó.

Tính cụ thể

Chân lý có tính điều kiện của tri thức. Nó phản ánh đúng sự vật trong những điều kiện xác định về không gian, thời gian, góc độ phản ánh,… Đây chính là tính cụ thể của chân lý.

Ví dụ: Khi phát biểu về định lý nào đó thì các nhà khoa học đều đính kèm theo các điều kiện xác định để đảm bảo tính chính xác của định lý như các định lý sau:

  • Tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ trong giới hạn của mặt phẳng;
  • Trong điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe thì nước sôi ở 100 độ C,…

Tính tương đối và tính tuyệt đối

Chân lý còn có hai tính chất là tính tương đối và tính tuyệt đối. Trong một giới hạn nhất định thì chân lý nào cũng tuyệt đối và vượt qua giới hạn này thì chưa chắc chân lý đó đã đúng. Mặt khác, bất cứ chân lý nào trong những điều kiện nhất định thì chỉ phản ánh được một bộ phận khách quan của hiện thực.

Ví dụ về tính chất tương đối và tính tuyệt đối của chân lý:

  • Tính tuyệt đối: Nếu trong một mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc của tam giác tuyệt đối bằng hai góc vuông
  • Tính tương đối: Nếu như xuất hiện điều kiện về độ cong khác không thì định lý này sẽ không còn chính xác nữa.

Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

Như đã nói ở trên thì chân lý có tính tương đối và tuyệt đối. Chân lý tương đối thì chưa thể phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Còn chân lý tuyệt đối chính là chân lý có thể phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Chân lý tuyệt đối được xem là sự tổng hợp vô tận của những chân lý tương đối. 

Thực tế thì không tồn tại một tri thức cụ thể nào của con người có thể xem là chân lý tuyệt đối mà chỉ là một phần vô cùng nhỏ của chân lý tuyệt đối.

Lấy ví dụ: hai khẳng định sau đây đều là chân lý nhưng đều chỉ là chân lý tương đối, cụ thể:

  • Ánh sáng có bản chất là mang đặc tính sóng
  • Ánh sáng có bản chất đó là mang đặc tính hạt

Dựa vào hai khẳng định này thì có thể tiến tới khẳng định đầy đủ hơn đó là ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt.

Phân loại chân lý

Cùng với việc tìm hiểu chân lý là gì thì chúng ta cũng sẽ tìm hiểu chân lý có những loại nào? Chân lý được chia thành hai loại như sau:

Phân loại chân lý

Chân lý nội dung

Chân lý nội dung còn được gọi với tên khác là chân lý thực tại. Nó là sự thống nhất giữa ý tưởng và sự vật, nói cách khác là hiện thực với đối tượng. Sự thật hình thức thường là đặc trưng của những kết luận. Vì vậy, chân lý hay thực tế đều là đặc điểm của tiền đề hoặc kết luận hoặc là mệnh đề, bất kể tính nhất quán của nó với bối cảnh mà mệnh đề được đặt ra.

Chân lý hình thức

Chân lý hình thức chính là sự thỏa thuận của tư tưởng với chính bản thân tư tưởng. Cũng có thể hiểu chân lý hình thức là sự thỏa thuận giữa nhận thức và bản thân nhận thức, không quan tâm đến sự khác biệt hay mọi đối tượng giữa chúng.

Vì vậy, khi tư tưởng của chúng ta không có mâu thuẫn thì sẽ có chân lý chính thức. Ngược lại, khi tư tưởng của chúng ta có sự mâu thuẫn với nhau thì chúng ta có lỗi chính thức. Và để có được chân lý chính thức thì chúng ta cần phải luôn tuân theo quy tắc của logic hình thức.

Xem thêm: Cống hiến là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của sự cống hiến

Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Vốn dĩ, các hoạt động thực tiễn có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Đó là những hoạt động có thể làm biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội. Thông qua đó, con người sẽ thực hiện bằng sự tự giác hoặc không có sự tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân mình. Đây là quá trình làm phát triển hoạt động nhận thức của con người.

Vai trò của chân lý với thực tiễn
Vai trò của chân lý với thực tiễn

Tuy nhiên, để hoạt động thực tiễn mang lại hiệu quả thì con người cần phải biết vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong các hoạt động thực tiễn diễn ra hàng ngày của bản thân. Do đó, chân lý đóng vai trò là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả của các hoạt động thực tiễn.

Hoạt động thực tiễn và chân lý có mối quan hệ song song cùng nhau trong quá trình vận động và phát triển của cả chân lý và thực tiễn. Chân lý phát triển được đều nhờ cả vào thực tiễn, đồng thời thực tiễn phát triển được thì đều nhờ vào cách vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong cách hoạt động thực tiễn.

Khi nói về quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa thực tiễn và chân lý đòi hỏi trong quá trình nhận thức hoạt động của con người phải bắt nguồn từ thực tế. Muốn đạt được chân lý thì chân lý cũng phải được coi là cả quá trình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải biết vận dụng chân lý vào các hoạt động thực tiễn để phát triển thực hành. Nhờ đó, các hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội sẽ được nâng cao.

Các chân lý hình thức phổ biến

Chân lý khoa học

Chân lý khoa học là một chân lý hình thức vô cùng phổ biến hiện nay. Đây là một khối tri thức được chấp nhận rộng rãi. Chân lý khoa học được hình thành dựa trên niềm tin rằng những thứ xảy ra trong một khoảng không gian, thời gian xác định sẽ có thể xảy ra trong một khoảng không gian, thời gian khác với những vật thế cùng loại.

Những tri thức khoa học được con người tạo ra nhờ vào những phương pháp suy diễn, quy nạp, trừu tượng và những phương pháp tư duy khác. Chúng ta có thể gọi những tri thức khoa học chính là mô hình do con người tạo nên để mô phỏng và giải thích về thế giới khách quan. Tuy nhiên, chúng lại không thể phản ánh được đầy đủ và chính xác về thế giới khách quan.

“Dù sao Trái Đất vẫn quay” là chân lý khoa học nổi tiếng của Galileo
“Dù sao Trái Đất vẫn quay” là chân lý khoa học nổi tiếng của Galileo

Bên cạnh đó, khoa học tồn tại dựa vào nhận thức của con người về thuyết tất định. Luật có thực sự tồn tại và cách nhìn của mọi người về thế giới như thế nào? Đây là câu hỏi vẫn đang được tranh luận sôi nổi trong triết học.

Kiến thức khoa học và phi khoa học thực tế khó có thể phân biệt được. Chúng ta chỉ có thể áp dụng phương pháp quy nạp, suy luận hay những cách tư duy khác để chỉ ra một kiến thức. Sau đó, mang kiến thức này đi kiểm chứng và tuyên bố đó là kiến thức khoa học. Tri thức đó sẽ nghiễm nhiên được xem là chân lý khoa học cho đến khi có người tìm ra được bằng chứng phản bác lại.

Chân lý tuyệt đối

Như đã nói ở trên thì chân lý có tính chất tương đối. Vì vậy, chân lý tuyệt đối chính là sự tổng hợp vô hạn các chân lý tương đối. Và đương nhiên không có kiến thức cụ thể nào của con người được coi là chân lý tuyệt đối mà đó chỉ là một phần nhỏ của chân lý tuyệt đối.

Chân lý thuần lý

Chân lý thuần lý chính là sự thật mà con người biết được thông qua lý trí, sự khôn ngoan và suy luận của logic. Đúng và sai chỉ tồn tại khi người ta xác nhận hay còn gọi là đưa ra những phán xét về nó.

Chân lý thuần lý vốn nảy sinh từ giả định rằng thế giới khách quan tuân theo các quy luật logic về mặt hình thức hay các định lý toán học mà con người đã biết. Các kiến thức mà được chúng ta rút ra từ suy luận là sự thật không cần phải kiểm chứng nữa. Chỉ có sự phản ánh một cách chính xác về hiện thực mới được coi là chân lý.

Vậy là thông qua bài viết, maynenkhikhongdau.net đã giải đáp những câu hỏi liên quan đến chân lý là gì, vai trò của chân lý trong thực tiễn. Hy vọng, những kiến thức này thực sự hữu ích dành cho những ai quan tâm tìm hiểu các kiến thức về triết học.

Post navigation

Previous Post:

Acc role là gì trên facebook? Các thuật ngữ liên quan đến role

Next Post:

Đới ôn hòa nằm ở đâu? Đặc điểm của môi trường đới ôn hòa là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Hàng qccc là gì? Cách order hàng quảng châu cao cấp
  • CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa
  • Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?
  • Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm
  • Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chuẩn nhất

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (22)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu