Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
DDP là gì?

DDP là gì trong xuất nhập khẩu? Điều kiện DDP là gì?

6 Tháng Bảy, 2022 by Hoangcuc

DDP là kiến thức quan trọng trong chuyên ngành logistics. Đây cũng là một thuật ngữ phổ biến trong thương mại quốc tế. Vậy DDP là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về kiến thức này nhé!

Tóm tắt

  • DDP là gì?
  • Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện giao hàng DDP
    • Về trách nhiệm của bên bán trong điều kiện DDP
    • Về trách nhiệm của bên mua trong điều kiện DDP
  • Nghĩa vụ của các bạn khi áp dụng điều kiện DDP
  • Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDp không?
  • Làm thế nào để sử dụng điều kiện DDP hiệu quả?

DDP là gì?

DDP được định nghĩa là gì, điều kiện DDP là gì là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. DDP là từ được viết tắt từ cụm từ Delivered Duty Paid có nghĩa là giao đến đích đã trả thuế. Giải nghĩa cho cụm từ này đó là người bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm giao hàng hóa đã thông quan nhập khẩu cho người mua. Bên cạnh đó, bên bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển, đồng thời sẽ phải tự chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa giao tới tay bên mua hàng.

DDP là gì?
DDP là gì? Nhập khẩu DDP là gì?

Ngoài ra, bên bán hàng cũng sẽ phải chịu mọi thứ thuế (nếu có) trước khi giao hàng cho bên mua, ví dụ như thuế nhập khẩu. Còn về phía bên mua thì sẽ phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã được vận chuyển đến nơi nhận.

DDP trong xuất nhập khẩu là gì?
DDP trong xuất nhập khẩu là gì?

Ví dụ về điều kiện giao hàng DDP Incoterms:

Trong bản hợp đồng thương mại giữa bên bán và bên mua có điều kiện giao hàng là DDP Incoterms. Vì vậy công thức chung của điều kiện giao hàng này sẽ là DDP + Địa điểm giao hàng

Ví dụ cụ thể: DDP 36 Xuan Thuy, Cau Giay, Ha Noi, Vietnam.

Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện giao hàng DDP

Điều kiện DDP là gì? Nhập khẩu DDP là gì và trách nhiệm của người bán và người mua hàng khi áp dụng điều kiện giao hàng DDP như thế nào? Căn cứ vào điều kiện DDP Incoterms 2010 thì bên bán và bên mua sẽ phải trách nhiệm thực hiện những công việc sau:

Trách nhiệm của người bán và người mua

Về trách nhiệm của bên bán trong điều kiện DDP

  • Bên bán phải có trách nhiệm giao hàng đúng như trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết;
  • Phải chịu trách nhiệm về các khoản phí như phí tổn hàng hóa trước khi hàng giao đến tay bên mua;
  • Chịu mọi khoản phí liên quan đến xuất và nhập khẩu;
  • Chịu các khoản chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển như phí thuê phương tiện giao hàng;
  • Chịu trách nhiệm chuẩn bị những chứng từ bắt buộc có liên quan bao gồm: lệnh giao hàng, hợp đồng thương mại, giấy phép xuất khẩu, chứng từ vận tải hoặc là giấy lưu kho.
  • Chịu khoản phí dỡ hàng xuống địa chỉ giao hàng.

Về trách nhiệm của bên mua trong điều kiện DDP

  • Kể từ lúc hàng tới tay người nhận thì bên mua phải chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa;
  • Sau khi hàng hóa đã đến nơi chỉ định thì bên mua phải chịu mọi khoản phí liên quan đến hàng hóa như mất mát, hư hỏng,…
  • Khi hàng đã được vận chuyển đến nơi thì bên mua phải chịu chi phí dỡ hàng.

Xem thêm: GDP là gì? Cách tính GDP bình quân đầu người, phân biệt GDP và GNP

Nghĩa vụ của các bạn khi áp dụng điều kiện DDP

Bên cạnh kiến thức DDP là gì trong xuất nhập khẩu thì nhiều bạn còn thắc mắc rằng bên bán và bên mua có phải chịu nghĩa vụ gì không? Câu trả lời là có, khi áp dụng điều kiện giao hàng DDP, bên mua và bên bán sẽ phải chịu các nghĩa vụ như sau:

Về phía bên bán hàng

  • Bên bán hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa tới địa điểm quy định trong bản hợp đồng;
  • Thực hiện các nghĩa vụ kiểm hàng, kẻ mã hiệu và đóng gói hàng hóa;
  • Tiến hành xin giấy phép và làm tất cả mọi thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Trong quá trình giao hàng thì bên mua hàng phải đính kèm theo hóa đơn thương mại cùng các chứng từ khác đã được quy định rõ tại hợp đồng;
  • Người bán sẽ phải chịu tất cả mọi rủi ro cũng như chi phí cho đến khi hàng hóa được giao đến tay bên nhận.
Bên bán và bên mua đều phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận
Bên bán và bên mua đều phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận

Về phía bên mua hàng

  • Đối với bên mua hàng thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền hàng hóa theo đúng hóa đơn thương mại mà đã ký kết trong hợp đồng với bên bán;
  • Có nghĩa vụ nhận hàng hóa theo đúng như thỏa thuận đã nêu rõ trong hợp đồng giữa hai bên
  • Phải có nghĩa vụ thông báo cho bên bán hàng về địa điểm, thời gian sẵn sàng nhận hàng hóa được giao;
  • Giúp đỡ người bán có thể lấy được những chứng từ cần thiết để phục vụ cho quá trình làm thủ tục hàng hóa ở hải quan
  • Chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sau khi nhận từ người bán.

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDp không?

Ngoài thắc mắc DDP là gì hay nhập khẩu DDP là gì thì nhiều người còn đặt vấn đề là có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDp hay không? Hiện tại thì không có quy định nào bắt buộc bên bán hay bên mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng hóa. Tuy nhiên, muốn tránh được các rủi ro không cần thiết thì khuyến khích bên nào dễ gặp nhiều rủi ro hơn thì nên mua bảo hiểm cho lô hàng.

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDP không?
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDP không?
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDP không?
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDP không?

Lấy ví dụ cụ thể cho trường hợp này như sau: Nếu như hàng hóa được vận chuyển từ bên người mua tại một điểm chỉ định thuộc quốc gia của người mua. Tức là trong trường hợp này thì rủi ro của người bán sẽ gặp phải từ kho người bán đến kho người mua, rủi ro lớn nhất sẽ liên quan đến quá trình vận chuyển. Do vậy, trong trường hợp này thì người bán nên mua bảo hiểm lô hàng để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Làm thế nào để sử dụng điều kiện DDP hiệu quả?

Ngoài những thắc mắc điều kiện DDP là gì hay DDP là gì trong xuất nhập khẩu thì nhiều người còn khá tò mò làm thế nào để sử dụng điều kiện DDP hiệu quả. Có thể bạn chưa biết, điều kiện DDP có thể áp dụng thực hiện cho mọi phương thức vận tải khác nhau. Đồng thời, nó còn có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải cùng tham gia. Trong trường hợp, ở bản hợp đồng thương mại nêu người bán không có khả năng làm thủ tục nhập khẩu thì bạn nên cân nhắc chọn điều kiện DPU hoặc DAP.

Như vậy, thông qua bài viết thì bạn đã hiểu được DDP là gì rồi đúng không. Muốn học tốt được môn logistics và làm việc trong ngành này thì nên học hỏi tất cả những kiến thức liên quan. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự có ích cho các bạn.

Post navigation

Previous Post:

Góc là gì? Cách xác định số đo góc và tia phân giác của góc

Next Post:

Tần số là gì, Hertz là gì? Đặc điểm và công thức tính tần số

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu