Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Định luật phản xạ ánh sáng

15 Tháng Năm, 2023 by Hoangcuc

Hiện tượng phản xạ ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng là những kiến thức được rất nhiều học sinh quan tâm khi học môn Vật Lý 7. Bài viết dưới đây, maynenkhikhongdau.net sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về phần kiến thức này, cùng theo dõi nhé. 

Tóm tắt

  • Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì?
  • Phân loại phản xạ ánh sáng
    • Phản xạ thường xuyên là gì?
    • Phản xạ khuếch tán là gì?
  • Định luật phản xạ ánh sáng
  • Các vật liệu phản xạ ánh sáng 
    • Phản xạ ánh sáng của mắt
    • Phản xạ ánh sáng ở gương cầu lõm
    • Phản xạ ánh sáng trên gương cầu lồi
  • Các dạng bài tập về định luật phản xạ ánh sáng
    • Dạng 1: Vẽ tia tới, tia phản xạ và tính góc tới, góc phản xạ
    • Dạng 2: Xác định vị trí đặt gương khi đã biết tia tới và tia phản xạ

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì?

Bạn có phát hiện ra rằng, khi chúng ta chiếu một tia sáng vào một vật thể nào đó thì tia sáng thường bị chiếu ngược lại không? Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng

Thông thường, các vật thể có bề mặt sáng bóng sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn cả. Lượng ánh sáng chúng phản chiếu được có khi còn nhiều hơn gấp nhiều lần so với vật thể có bề mặt bị xỉn màu.

    • Ví dụ hiện tượng phản xạ ánh sáng
      Ánh sáng mặt trời chiếu vào gương, gương phản xạ ánh sáng tới mắt chúng ta
  • Bóng đèn điện chiếu xuống mặt bàn, mặt bàn sẽ hắt ánh sáng lại vào mắt ta

Phân loại phản xạ ánh sáng

Có 2 loại phản xạ ánh sáng chính là:

Phản xạ thường xuyên là gì?

Phản xạ thường xuyên hay còn gọi là phản xạ gương. Nó được hiểu là các chùm sáng tới song song được phản xạ ngược lại và song song theo một hướng nhất định. Các tia tới song song vẫn song song với nhau ngay cả sau phản xạ. Chúng thường chỉ đi theo một hướng và thường gặp khi chúng ta chiếu tia sáng tới gương, mặt kim loại bóng.

Ví dụ minh họa phản xạ thường xuyên
Ví dụ minh họa phản xạ thường xuyên

Gương phẳng thường sẽ giúp tạo ra phản xạ ánh sáng thường xuyên. Góc tới và góc phản xạ gần bằng hoặc có thể bằng nhau. Do đó, chùm tia sáng song song thường rơi trên bề mặt nhẵn sẽ phản xạ dưới dạng một chùm tia sáng song song theo một hướng.

Phản xạ khuếch tán là gì?

Phản xạ khuếch tán được hiểu là hiện tượng mà các chùm tia sáng tới song song phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. Các tia sáng tới song song thường không tồn tại song song với nhau khi phản xạ. Thay vào đó, chúng sẽ được tán xạ theo nhiều hướng khác nhau.

Phản xạ khuếch tán khác phản xạ thường xuyên
Phản xạ khuếch tán khác phản xạ thường xuyên

Trong nhiều trường hợp, chùm sáng được tán xạ không đều. Hiện tượng này thường xảy ra khi chúng ta chiếu tia sáng tới vật có bề mặt gồ ghề hoặc vật kim loại chưa được đánh bóng.

Lúc đó, góc tới và góc phản xạ của chùm sáng khác nhau. Tia sáng song song khi rơi trên một bề mặt gồ ghề sẽ khuếch tán ra nhiều hướng khác nhau.

Định luật phản xạ ánh sáng

Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng các chuyên gia Vật Lý luôn nêu rõ rằng:

Định luật 1: Tia tới, tia phản xạ đều sẽ nằm trong cùng một mặt phẳng.

Định luật 2: Góc phản xạ luôn bằng góc tới.

Tuy nhiên, khi chiếu tia sáng trên bề mặt gương thì góc tới và góc phản xạ sẽ bằng 0. Bởi chúng được phản xạ ngược lại với vật.

Định luật phản xạ ánh sáng thường được áp dụng với gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Xem thêm: Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi nào?

Các vật liệu phản xạ ánh sáng 

Trong khuôn khổ bài viết này, maynenkhikhongdau.net sẽ nhắc đến 3 phản xạ ánh sáng nổi bật là:

Phản xạ ánh sáng của mắt

Khi ánh chiếu thẳng vào mắt, con ngươi của mắt sẽ lập tức thu nhỏ lại. Vòng phản xạ ánh sáng chiếu trực tiếp vào bộ phận nhận sáng, theo dây thần kinh thị giác và đi sâu vào pretectal ở não giữa.

Sau đó, vòng phản xạ này sẽ chạy trở ra dây thần kinh vận nhãn chung để tiến tới hạch thần kinh mi. Quá trình chúng chuyển vào sẽ làm cho cơ mi co lại và con ngươi mắt bị thu nhỏ. Hiện tượng này được gọi chung là phản xạ ánh sáng của đồng tử.

Minh họa phản xạ ánh sáng của mắt
Minh họa phản xạ ánh sáng của mắt

Phản xạ ánh sáng ở gương cầu lõm

Đặc điểm chính của gương cầu lõm chính là có một phần hình cầu và một mặt lõm. Loại gương này được dùng rất nhiều trong việc hội tụ ánh sáng. Chúng có khả năng biến đổi một chùm tia sáng song song thành chùm tia sáng phân kỳ hoặc hội tụ và ngược lại.

Sự phản xạ ánh sáng ở gương cầu lõm dễ thấy nhất là khi mặt trời chiếu vào gương. Chúng có thể khiến cho vật nóng lên nhanh chóng và đốt cháy những vật nằm ở vùng có chùm tia phản xạ hội tụ của gương cầu lõm.

Phản xạ ánh sáng trên gương cầu lồi

Gương cầu lồi có khả năng biến một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kỳ. Đồng thời, chúng cũng có thể biến chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song hoặc phân kỳ.

Xem thêm: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Lý thuyết và bài tập

Các dạng bài tập về định luật phản xạ ánh sáng

Có 2 dạng bài tập về phản xạ ánh sáng thường gặp là:

Dạng 1: Vẽ tia tới, tia phản xạ và tính góc tới, góc phản xạ

Đối với dạng bài tập này, các bạn học sinh cần phải dựa vào định luật phản xạ ánh sáng để suy ra được các tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. 

Ví dụ bài tập: Vẽ tia tới, tia phản xạ, góc phản xạ qua gương phẳng

Giải:

  • Đầu tiên bạn cần vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại 1 điểm tới I
  • Lấy một điểm A bất kỳ trên tia tới SI
  • Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H. 
  • Vẽ tia tới IA’ => Đây cũng là tia phản xạ cần vẽ

Tính góc phản xạ và góc tới thì bạn chỉ cần áp dụng định luật phản xạ ánh sáng i = I’

Giải bài tập vẽ tia tới, tia phản xạ
Giải bài tập vẽ tia tới, tia phản xạ

Dạng 2: Xác định vị trí đặt gương khi đã biết tia tới và tia phản xạ

Với dạng bài này, điều bạn cần làm là:

  • Xác định điểm tới I sao cho tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I
  • Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’
  • Xác định pháp tuyến NN’ bằng cách vẽ đường phân giác NIN’ của góc tới i + I’

Cuối cùng, bạn chỉ cần kẻ từ I một đường thẳng vuông góc với pháp tuyến NN. Đường thẳng đó chính là vị trí đặt gương.

Hiện tượng phản xạ ánh sáng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Bạn có thể bắt gặp hiện tượng phản xạ ở bất cứ nơi đâu. Với những chia sẻ trên, maynenkhikhongdau.net tin rằng, bạn đọc đã nắm được các kiến thức liên quan đến hiện tượng, định luật phản xạ ánh sáng. Nếu có thắc mắc, đừng quên để lại comment dưới bài viết nhé!

Post navigation

Previous Post:

KYC là gì? eKYC là gì? Tìm hiểu những ý nghĩa của KYC

Next Post:

Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? 5 ví dụ về phản xạ
  • Quần xã sinh vật là gì, ví dụ? Những đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?
  • Quần thể là gì? Quần thể sinh vật là gì sinh 9? Đặc trưng của quần thể
  • Top 5 súng bắn ốc Nizen Bền – Khỏe – Đáng mua nhất hiện nay
  • Súng bắn ốc xe máy khi chọn cần lưu ý những gì?

Lưu trữ

  • Tháng Chín 2023 (5)
  • Tháng Tám 2023 (7)
  • Tháng Bảy 2023 (6)
  • Tháng Sáu 2023 (3)
  • Tháng Năm 2023 (10)
  • Tháng Tư 2023 (17)
  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Bộ đàm
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Học tập
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy hút bụi công nghiệp
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy sấy khí
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu