Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Các chức năng của hồng cầu 

Hồng cầu là gì? Cấu tạo và chức năng của hồng cầu

14 Tháng Mười Một, 2022 by Hoangcuc

Hồng cầu là thành phần chiếm số lượng nhiều nhất trong máu và có chứa các huyết sắc tố giúp máu có màu đỏ. Vậy cấu tạo và chức năng của hồng cầu là gì? Chúng ta cùng khám phá và giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt

  • Hồng cầu là gì?
  • Chức năng của hồng cầu là gì?
  • Hồng cầu do bộ phận nào tạo ra?
  • Giải đáp câu hỏi liên quan đến hồng cầu
    • Chỉ số hồng cầu tăng cao có tốt không?
    • Cách làm giảm hồng cầu trong máu
    • Cách làm tăng chỉ số hồng cầu

Hồng cầu là gì?

Hồng cầu hay còn gọi là huyết cầu. Đây là thành phần chiếm khoảng 96% trong tế bào máu, có nhiệm vụ chính là vận chuyển khí Oxy. Hemoglobin là thành phần quan trọng trong hồng cầu, đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển khí CO2 từ các mô quay trở lại phổi để thải ra ngoài. 

Huyết cầu là gì?
Huyết cầu là gì?

Số lượng hồng cầu trong máu phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính,….

  • Nam giới: Trung bình từ 4.2 – 6.0 T/L
  • Nữ giới: 3.8 – 5.5 T/L
  • Trẻ sơ sinh: 4.5 – 6.0 T/L

Chỉ số hồng cầu trong cơ thể có thể thay đổi. Ví dụ ở trẻ sơ sinh, trong 2 tuần đầu, số lượng hồng cầu của các bé rất cao. Sau đó có thể xuất hiện tình trạng vỡ hồng cầu – đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó, những người sống trên vùng cao hoặc người lao động nặng thường có số lượng hồng cầu cao hơn. 

Cấu tạo của hồng cầu

Hồng cầu có dạng hình đĩa với 2 mặt lõm, đường kính khoảng 7.8μm, chỗ dày nhất khoảng 2.5μm và chỗ mỏng nhất ở trung tâm không quá 1μm. Thể tích trung bình của hồng cầu khoảng 85-95fL. Chúng có kích thước rất nhỏ nên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Hình dạng này của hồng cầu là điều kiện thuận lợi để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc và khuếch tán oxy. Nhờ đó mà chúng có thể vận chuyển khí oxy đi khắp cơ thể. 

Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin, chiếm khoảng 34% trọng lượng của một tế bào hồng cầu. Đây là một loại protein rất giàu sắt, giúp tạo nên màu đỏ đặc trưng cho máu. Mỗi phân tử hemoglobin sẽ gồm có 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt lại liên kết với 2 nguyên tử oxy và 1 phân tử oxy. 

Chức năng của hồng cầu là gì?

Bên cạnh tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương thì hồng cầu cũng là một thành phần quan trọng cấu tạo nên máu. Vì vậy, nó có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Dưới đây là các chức năng của hồng cầu: 

  • Vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể; đồng thời vận chuyển CO2 từ các tế bào trở về phổi và thải ra ngoài môi trường. 
  • Vận chuyển axit amin, các chất dinh dưỡng, glucose từ ruột non đến tế bào và đưa chất thải của quá trình chuyển hóa đó đến cơ quan bài tiết. 
  • Hồng cầu giúp da dẻ hồng hào, trông con người có sức sống và cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, khi số lượng hồng cầu giảm thì da dẻ có biểu hiện nhợt nhạt, xanh xao, trông thiếu sức sống, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, thiếu tập trung, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống thường ngày. 
Các chức năng của hồng cầu 
Các chức năng của hồng cầu

Xem thêm: Hemoglobin là gì? Nồng độ Hemoglobin bao nhiêu là thiếu máu?

Hồng cầu do bộ phận nào tạo ra?

Hồng cầu có nhân không? Trong giai đoạn đầu của phôi thai, các tế bào hồng cầu có nhân do noãn hoàng tạo ra. Đến giữa thai kỳ, gan – lá lách – hạch lympho là các cơ quan tạo ra hồng cầu. Lúc này, hồng cầu vẫn có nhân.

Đến cuối thai kỳ, bộ phận chủ yếu tạo ra hồng cầu là tủy xương. Lúc này, hồng cầu trưởng thành không có nhân. Dưới 5 tuổi, hầu hết các tủy xương đều có khả năng tạo ra hồng cầu. Khi con người trưởng thành, các tủy xương ống dần dần bị mỡ hóa nên không sản xuất được hồng cầu. Sau 20 tuổi, hồng cầu chủ yếu được tạo ra trong tủy xương dẹt. Khi càng lớn tuổi thì chức năng sinh sản của hồng cầu lại càng suy giảm.

Tuổi thọ của hồng cầu kéo dài trung bình từ 90 – 120 ngày. Mỗi ngày, chúng ta có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu mất đi và chúng được tiêu hủy ở lách, gan. Sau đó, tủy xương sẽ tiết ra đợt hồng cầu mới thay thế cho lượng hồng cầu đã mất. 

Hồng cầu do tủy xương tạo thành
Hồng cầu do tủy xương tạo thành

Giải đáp câu hỏi liên quan đến hồng cầu

Chỉ số hồng cầu tăng cao có tốt không?

Sự thay đổi thất thường của hồng cầu trong cơ thể, tăng hoặc giảm đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

  • Khi hồng cầu tăng cao, có thể gây ra tình trạng cô đặc máu, khiến cơ thể xuất hiện các trạng thái như đi ngoài, cơ thể mất nước, nôn mửa,…. hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đa hồng cầu thực. Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy hoặc mắc chứng rối loạn nhịp tim cũng do lượng hồng cầu tăng cao gây nên.
  • Khi số lượng hồng cầu giảm là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu máu, mất máu hoặc thiếu vitamin B12, axit folic. Tình trạng này rất hay gặp phải ở phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân ung thư, thấp khớp cấp thấp, bệnh nhân thận,… 

Cách làm giảm hồng cầu trong máu

Khi số lượng hồng cầu trong máu tăng cao, người bệnh thường có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, đau viêm dây thần kinh, da cổ, da mặt, môi xanh tím, lá lách to và cứng, phì đại tim,… Trong trường hợp này, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời. 

Ngoài việc điều trị, chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần được cải thiện. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như củ cải, lựu, táo ổi, cam, chanh,…. và các loại quả có chứa nhiều vitamin C. Đồng thời giảm lượng natri nạp vào cơ thể và hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng natri cao. 

Cách làm tăng chỉ số hồng cầu

Lượng hồng cầu suy giảm có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, đuối sức,… Để cải thiện số lượng hồng cầu, người bệnh nên nạp các loại thực phẩm có chứa các hoạt chất sau:

  • Thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, đậu, các loại râu có màu xanh sẫm, thịt nội tạng, trái cây khô,… 
  • Thực phẩm giàu hoạt chất axit folic như bánh mì, ngũ cốc, đậu, rau xanh đậm,… 
  • Các thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin A, đồng,…
  • Sống lành mạnh, tăng cường các hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe
  • Dùng thực phẩm chức năng nhưng phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Các loại thực phẩm giúp cải thiện chỉ số hồng cầu trong cơ thể
Các loại thực phẩm giúp cải thiện chỉ số hồng cầu trong cơ thể

Trên đây là bài viết giải thích hồng cầu là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên của maynenkhikhongdau.net sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hơn nhé!

Post navigation

Previous Post:

Đoàn kết là gì? Vai trò, biểu hiện, dẫn chứng của đoàn kết

Next Post:

Nhiệt độ điểm sương của khí nén máy sấy khí là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Seinen là gì? Seinen Nanga là gì? Đặc điểm của seinen manga
  • Shounen là gì? Top 5 phim Anime Shounen hay nhất không nên bỏ lỡ
  • Kawaii là gì? Ý nghĩa Kawaii trong Manga, Anime và đời sống
  • Wibu là gì? Weeaboo là gì? Otaku khác gì Wibu?
  • Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi nào?

Lưu trữ

  • Tháng Sáu 2023 (1)
  • Tháng Năm 2023 (10)
  • Tháng Tư 2023 (17)
  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Bộ đàm
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Học tập
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy sấy khí
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu