Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Lợi ích mà hợp đồng BCC mang lại

Hợp đồng BCC là gì? Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

8 Tháng Mười Hai, 2022 by Hoangcuc

Khi tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư hoặc luật chung về các loại hợp đồng, bạn sẽ không khó để bắt gặp khái niệm hợp đồng BCC. Vậy hợp đồng BCC là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng hợp tác kinh doanh này là gì?

Tóm tắt

  • Hợp đồng BCC là gì?
  • Đặc điểm của hợp đồng BCC
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có những loại nào?
  • Nội dung của Hợp đồng BCC
  • Ưu điểm của hợp đồng BCC là gì?
  • Nhược điểm của hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là gì?

Khái niệm hợp đồng BBC chính thức được xuất hiện trong Luật Đầu tư của nước ta từ năm 2020 tại khoản 14 Điều 3 như sau: Hợp đồng BCC hay còn gọi là hợp đồng đối tác đầu tư kinh doanh là hợp đồng được xây dựng với mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế giữa các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Các đối tượng được quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc những cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc quyền sở hữu của 1 doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước.

Tùy thuộc vào quy mô dự án và nhu cầu của các nhà đầu tư mà số lượng chủ thể tham gia hợp đồng sẽ có những thay đổi. Việc tham gia hợp đồng có do 2 bên cùng thực hiện hoặc có thể chỉ đơn phương 1 bên.

Hợp đồng BCC là gì?
Hợp đồng BCC hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hiện nay, khi đầu tư một số dự án kinh doanh không yêu cầu pháp nhân rất nhiều các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức hợp đồng này vì dựa trên những thỏa thuận hợp tác đã định sẵn mà các bên có thể tiến hành chấm dứt hợp tác.

Đặc điểm của hợp đồng BCC

Về chủ thể hợp đồng BCC, một hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thể có nhiều chủ thể tham gia.

Vì khi bất kì một cá nhân hay tổ chức nào bắt tay vào hợp tác kinh doanh thì cũng đều cần có một văn bản làm cơ sở pháp lý chỉ rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên và cũng để các bên nhìn vào đó mà thực hiện và tuân thủ theo các quy định của hợp đồng. Nên đối tượng mà hợp đồng BCC hướng đến chính là những thỏa thuận, cam kết của các bên tham gia hợp tác.

Bản chất của tất cả các hợp đồng hợp tác đều là hợp đồng song vụ, vì thế các bên tham gia hợp đồng đều có nghĩa vụ và các quyền hạn tương đương nhau. Người ta cũng sẽ căn cứ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật để làm cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Đặc điểm của hợp đồng BCC

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia sẽ phải thực hiện những công việc đúng như thỏa thuận (có đền bù) đó là: góp tài sản, vốn. Lợi nhuận thu được trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được chia đều cho các bên theo như những gì đã cam kết. Các bên cũng sẽ đều phải gánh chịu những rủi ro theo phạm vi đóng góp tài sản của mình khi không may phat sinh thua lỗ.

Đối với việc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thì sẽ không có chuyện phải hay không phải thành lập một pháp nhân chung mà các bên tham gia sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh; tức là hoạt động một cách độc lập theo vốn đầu tư của mình.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có những loại nào?

Phân loại dựa trên hình thức phân chia lợi nhuận

Hợp đồng BCC theo hình thức chia sản phẩm trước thuế, doanh thu,

Dựa trên hình thức phân chia lợi nhuận sau thuế

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Tài sản do các bên tham gia mua, xây dựng và sử dụng với mục đích mang lại giá trị cho các bên theo như hợp đồng liên doanh được gọi là tài sản đồng kiểm soát theo hình thức tài sản đồng kiểm soát. Phần giá trị tài sản đồng kiểm soát được hưởng của các bên tham gia liên doanh chính là phần được ghi nhận trong hợp đồng và là tài sản trên báo cáo của mình.

Hợp đồng BCC có 2 hình thức phân loại
Hợp đồng BCC có 2 hình thức phân loại

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: Đây là hoạt động liên doanh mà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên doanh đã được thỏa thuận theo hợp đồng và không thành lập cơ sở kinh doanh mới, hoạt động này của hợp đồng kinh doanh được các bên góp vốn thực hiện theo hoạt động kinh doanh thông thường của các bên.

Xem thêm: Hợp đồng PPP là gì? Ưu nhược điểm của hợp đồng PPP

Nội dung của Hợp đồng BCC

Một hợp đồng BCC sẽ bao gồm các nội dung sau: 

Chủ thể tham gia

Các bên tham gia hợp đồng sẽ phải cung cấp đầy đủ họ tên, địa chỉ người đại diện hoặc địa chỉ thực hiện dự án.

Mục tiêu, phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh: phần đóng góp của các bên tham gia, phân chia lợi nhuận kinh doanh giữa các bên tham gia ký kết trong hợp đồng. 

Hoàn thành đúng thời gian cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng

Các bên tham gia hợp đồng sẽ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. 

Các nội dung về việc chuyển nhượng, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng. 

Trường hợp có vi phạm hợp đồng cần có trách nhiệm và phương án giải quyết tranh chấp. 

Tài sản chung trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Tài sản do các thành viên cùng tạo lập, đóng góp , các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. 

Cần có một thỏa thuận bằng văn bản dưới sự chứng kiến của các thành viên về việc định đoạt các tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất. Còn các tài sản khác cần định đoạt sẽ do người đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có các thỏa thuận khác.

Cần có một thỏa thuận bằng văn bản

Đối với các trường hợp có thỏa thuận khác hoặc được pháp luật quy định

Nếu như trách nhiệm dân sự chung của các thành viên tham gia hợp tác đều bằng tài sản chung, tài sản chung đó không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên tham gia hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng tương đương hoặc bằng với phần đóng góp của mình. 

Trước khi chấm dứt hợp đồng đối tác tuyệt đối không được phân chia tài sản chung. 

Cơ chế hoạt động giữa các bên khi tham gia Hợp đồng hợp tác

Để quá trình hợp tác diễn ra thuận lợi thì điều cần thiết nhất là việc thành lập Ban điều phối để vận hành thực hiện hợp đồng hợp tác. 

Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn và cơ cấu của Ban điều phối sẽ do các bên thỏa thuận. 

Để thực hiện BCC thì các nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác được quyền thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam. Dựa trên quy định của Luật Đầu tư mà thủ tục sẽ được thành lập. 

Các nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có văn phòng điều hành, con dấu được quyền tuyển dụng lao động, được mở tài khoản ngân hàng, thực hiện các hoạt động kinh doanh và được ký kết hợp đồng theo quy định của BCC. 

Về Rút khỏi Hợp đồng hợp BCC

Trường hợp muốn rút khỏi khỏi Hợp đồng BCC cần: 

– Việc rút khỏi phải đảm bảo không vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng.

– Có lý do chính đáng và nhận được sự đồng thuận của một nửa số thành viên cùng tham gia hợp tác. 

– Thành viên rút khỏi có quyền nhận lại số vốn đã góp, phần chia cho người rút sẽ được chia dựa trên khối tài sản chung. Dựa trên thỏa thuận tại hợp đồng BCC để thanh toán các nghĩa vụ. 

Muốn chấm dứt Hợp đồng BCC

Những trường hợp sau đây sẽ được đáp ứng nguyện vọng chấm dứt Hợp đồng:

Chấm dứt theo đúng thỏa thuận mà các bên tham gia hợp tác đã ký kết.

Thời gian thỏa thuận trong hợp đồng đã kết thúc. 

Các bên tham gia hợp tác đã đạt được mục đích hợp tác đề ra từ đầu. 

Chấm dứt dựa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Các trường hợp khác nằm trong quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, các bên cần thanh toán các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng trước khi chấm dứt BCC. Các thành viên phải sử dụng tài sản riêng trong trường hợp tài sản chung không đủ để thanh toán. Nếu thanh toán xong các khoản nợ mà tài sản chung vẫn còn thì các bên sẽ được chia theo theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn đóng góp của mỗi người, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác. 

Ưu điểm của hợp đồng BCC là gì?

– Ưu điểm lớn nhất của hợp đồng BCC có lẽ là việc không bắt buộc phải thành lập pháp nhân. Các đối tác trong hợp đồng hoặc nhà đầu tư có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng với tư cách là đơn vị hợp tác độc lập mà không bị ràng buộc bởi một pháp nhân chung.

Lợi ích mà hợp đồng BCC mang lại

Cũng vì được nhân danh tư cách pháp lý độc lập mà nhà đầu tư có thể chủ động thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà đầu tư với các bên cũng có thể chủ động và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh, sẽ không bị ràng buộc hay phụ thuộc lẫn nhau. 

– Nhờ vậy mà nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập một pháp nhân mới. 

– Đối với một số nhà đầu tư nước ngoài, khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn tiếp cận được thông tin nhanh chóng thông qua những đối tác trong nước, thì việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được xem là một lựa chọn tối ưu.

Nhược điểm của hợp đồng BCC

– Vì không tồn tại một pháp nhân đại diện nên đôi khi những giao dịch được thực hiện bên lề nhằm phục vụ cho hợp đồng BCC cũng sẽ rất dễ gây ra thắc mắc cho bên thứ 3. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba.

– Ngoài ra, một trong 2 bên tham gia đầu tư sẽ phải cùng nhau thỏa thuận lựa chọn con dấu của mình để thuận tiện cho việc ký kết các hợp đồng với những bên thứ 3. Trong quá trình hợp tác, nếu các bên không may xảy ra bất đồng trong việc sử dụng con dấu để ký hợp đồng thì dự án sẽ có nguy cơ tạm đình chỉ để giải quyết tranh chấp. 

Hy vọng qua bài viết với chủ đề “Hợp đồng BCC là gì? Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh” đã mang đến cho bạn đọc của maynenkhikhongdau.net những thông tin hữu ích liên quan đến các vấn đề pháp lý trong hoạt động hợp tác kinh doanh. Hãy thường xuyên ghé thăm chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích khác nhé!

Post navigation

Previous Post:

Hằng số điện môi là gì? Công thức tính hằng số điện môi

Next Post:

Khí áp là gì? Các đai khí áp trên trái đất? Nguyên nhân sinh ra gió?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Mbps là gì? Mbs là gì? Tốc độ mạng bao nhiêu là nhanh
  • COO là gì, chức danh gì? Vai trò của COO trong doanh nghiệp
  • Máy hút lá cây là gì? Top 3 máy thổi lá cây cầm tay được ưa chuộng
  • Lienvietpostbank là ngân hàng gì? Là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
  • Máy lọc không khí gia đình loại nào tốt nhất hiện nay?

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu