Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Lá đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu

3 Tháng Ba, 2022 by Hoangcuc

Lá đinh lăng không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn dân giã của người Việt mà còn là một thảo dược quý trong Y học, với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng thần kỳ. Vậy lá đinh lăng có tác dụng gì trong việc chữa bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này của maynenkhikhongdau.net nhé!

Tóm tắt

  • Giới thiệu về lá đinh lăng
    • Bộ phận dùng của Đinh Lăng
    • Thành phần hóa học của Đinh lăng
  • Tác dụng của lá đinh lăng
  • Tác dụng phụ của lá đinh lăng
  • Liều dùng của đinh lăng là bao nhiêu?

Giới thiệu về lá đinh lăng

Đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa) còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, là một loại cây thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 0,8 đến 1,5m, thuộc loài chi Đinh Lăng trong họ cây Cuồng cuống. Loại cây này thường được trồng khá phổ biến trong vườn của các gia đình, trạm xá, chùa chiền…

 Lá của loại cây này ngoài việc là nguyên liệu hay là rau gia vị không thể thiếu của một số món ăn Việt thì còn là một dược liệu rất quý trong Y học cổ truyền.

Lá đinh lăng
Lá đinh lăng là lá gì?

Bộ phận dùng của Đinh Lăng

Trong các bài thuốc dân gian của người Việt xưa, ngoài nguyên liệu chính là lá đinh lăng thì thân và rễ của Đinh Lăng cũng được rửa sạch và sấy khô để sử dụng. 

Thành phần hóa học của Đinh lăng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây đinh lăng có các loại alkaloid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 các axit amin (bao gồm lysin, cystein và methionin) cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Ngoài ra, trong lá đinh lăng còn có một genin được xác định là axit oleanolic.

Tác dụng của lá đinh lăng

Từ xa xưa đến nay, lá đinh lăng được xem là một vị thuốc quý, có vị nhạt, tính mát, hơi đắng, ít độc, có công dụng chữa nhiều bệnh. Đặc biệt đây cũng là một bài thuốc đặc biệt, rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh mất ngủ, mơ sảng ở trẻ nhỏ. Khắc phục tình trạng tắc sữa ở phụ nữ sau sinh hoặc những người ăn không ngon, tiêu hóa kém, đau mỏi chân tay…

Tương tự như rễ đinh lăng thì lá của cây này cũng chứa những hợp chất như saponin có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Những công dụng cụ thể dưới đây của lá đinh lăng mà bạn nên biết đó là:

– Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau khi sinh

– Điều trị các bệnh: kiết lỵ, tiêu hóa kém, suy nhược cơ thể

– Chữa tắc sữa ở phụ nữ sau sinh, kích thích lợi sữa.

– Giải độc cơ thể, mát gan, hạ sốt, lợi tiểu

– Chữa bệnh ho dai dẳng lâu ngày, ho ra máu. 

– Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ lâu ngày. 

– Giarm bớt các triệu chứng tê bì tay chân, đau mỏi lưng

– Tắm lá đinh lăng còn giúp chữa trị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay cho trẻ…

– Gối lá đinh có tác dụng giúp cho bé ngủ ngon, không mơ sảng và điều trị chứng ra mồ hôi trộm. 

Ngoài ra, các chị em phụ nữ có quan tâm đối với việc chăm sóc da mặt thì không nên bỏ qua tác dụng làm đẹp từ lá cây đinh lăng. Bởi các thành phần có trong loại lá cây này như: methionin, vitamin B, axit amin là những dưỡng chất rất tốt cho quá trình làm sáng da. Vì thế, bạn chỉ cần thực hiện phương pháp dưỡng da bằng đinh lăng đơn giản theo cách đơn giản sau: xông mặt trong 15 – 20 phút với lá đinh lăng bằng cách đun lá này với nước. Các dưỡng chất có trong lá đinh lăng sẽ giúp bạn làm sạch sâu lỗ chân lông và dưỡng trắng da mặt hiệu quả. 

Đắp lá đinh lăng có tác dụng gì?
Đắp lá đinh lăng có tác dụng gì?

Lá đinh lăng còn có công dụng trị mụn rất tốt, để công dụng của lá được phát huy thì bạn nên đắp mặt nạ bằng lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng tương với một ít muối biển sạch và đắp lên các vùng da mụn, sau đó chờ đến khi hỗn hợp này khô lại thì đi rửa lại mặt bằng nước sạch và tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản khác là được. Lưu ý, không nên đắp hỗn hợp này lên vùng có vết thương hở. 

Tác dụng phụ của lá đinh lăng

Mặc dù đinh lăng là một dược liệu ít độc, nhưng nếu sử dụng quá liều lượng trong một thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng như: tim, phổi, dạ dày và ruột gây biến loạn dinh dưỡng. 

Lượng Saponin trong rễ đinh lăng nếu bị tích tụ nhiều sẽ gây vỡ hồng cầu. Vì vậy nếu không có kiến thức về đông y thì bạn không nên tự ý sử dụng loại cây này, càng không nên sử dụng với liều lượng cao vì sẽ gây sốc thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn hoặc tiêu chảy… Vì vậy, nếu có ý định sử dụng đinh lăng để kết hợp điều trị bệnh thì bạn cần tham khảo và xin chỉ dẫn liều lượng từ những bác sĩ Đông Y để luôn đảm bảo an toàn và phát huy được hiệu quả sử dụng của sản phẩm. 

Liều dùng của đinh lăng là bao nhiêu?

Theo cơ sở nghiên cứu dược lý của Học viện y học quân sự Việt Nam thì liều lượng sử dụng bột đinh lăng thích hợp dưới dạng thuốc sắc uống hay ngâm rượu nhẹ để tăng sức dẻo dai cho cơ thể là từ 0,23 đến 0,50g bột đinh lăng. 

Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì?
Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì?

Xem thêm: Tác dụng của cây xạ đen là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả

Bài viết trên đây là những chia sẻ của maynenkhikhongdau.net về công dụng thần kỳ của đinh lăng trong việc điều trị rất nhiều bệnh. Hy vọng rằng với những kiến thức vừa học được này, bạn đọc có thể nắm được và tận dụng dược liệu này trong việc cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè và người thân của bạn để mọi người có thể biết đến vị thuốc này nhiều hơn nhé!

Post navigation

Previous Post:

Máy mài sàn bê tông cũ thanh lý tại TP.HCM

Next Post:

Tác dụng của cây xạ đen là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu