Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Tiểu sử anh hùng Phan Đình Giót

Lỗ châu mai là gì? Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai

7 Tháng Ba, 2023 by Hoangcuc

Để có thể làm nên chiến tích vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại thì đã có biết bao người anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh. Trong đó, người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai đã ghi dấu ấn trong lòng biết bao thế hệ. Vậy người anh hùng lấp lỗ châu mai là gì? Lỗ châu mai là gì? Theo dõi bài viết sau đây để được maynenkhikhongdau.net giải đáp chi tiết!

Tóm tắt

  • Lỗ châu mai là gì?
  • Nguồn gốc lỗ châu mai là gì?
  • Sự phổ biến của lỗ châu mai thời bấy giờ?
  • Lấp lỗ châu mai là gì? Người anh hùng lấp lỗ châu mai là ai?
  • Tiểu sử người anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai nghĩa là gì? Lỗ châu mai là một khe hở có diện tích khá nhỏ, thường được xây dựng ở phía trên hoặc phía dưới những công trình quân sự như lô cốt lỗ châu mai, pháo đài cùng nhiều công trình khác. Thông qua lỗ châu mai, các xạ thủ có thể đặt súng sao cho vừa với khe nhỏ nhằm chống trả lại các đòn tấn công của đối phương.

Lỗ châu mai là khe hở có diện tích khá nhỏ
Lỗ châu mai là khe hở có diện tích khá nhỏ

Đây là một hệ thống phòng ngự quân sự có thiết kế vô cùng đặc biệt cùng với những bức tường nằm ở phía sau khe hở, có cắt bỏ một góc khoảng 30 độ. Điều này là để có thể hỗ trợ cho các xạ thủ một tầm nhìn và góc bắn tốt. Một hệ thống phòng thủ chắc chắn, được thiết kế thông minh sẽ khiến cho đối phương khó có thể thực hiện được việc tấn công bởi mục tiêu ngắm bắn vô cùng nhỏ.

Nguồn gốc lỗ châu mai là gì?

Có thể bạn chưa biết, lỗ châu mai là hệ thống phòng ngự xuất hiện từ lâu đời. Nó do Archimedes chế tạo với mục đích ban đầu là có thể kháng cự lại với quân Cộng hòa La Mã (214 – 212 TCN). Sau này, lỗ châu mai đã được nhiều quốc gia tận dụng và hầu như nó đều có mặt khắp các trận chiến. Như vậy, nguồn gốc lỗ châu mai đã có mặt từ thời Đế quốc La Mã cho đến thế chiến thứ 2 và lan rộng sang cả trong trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử.

Lỗ châu mai do Archimedes chế tạo
Lỗ châu mai do Archimedes chế tạo

Lỗ châu mai thực chất không có quy định nào về hình dạng cụ thể cố định nào cả. Tùy vào từng loại vũ khí được sử dụng trong các trận chiến mà lỗ châu mai cũng được người ta thiết kế sao cho tương thích, phù hợp nhất.

Hình dạng đơn giản nhất của lỗ châu mai do là khe dọc nhỏ. Thông thường, lỗ châu mai sẽ được người ta mở rộng ra giống như hình chữ thập. Ở một số trường hợp khác thì nó còn được thiết kế dưới dạng hình tam giác hoặc nhiều hình dạng khác.

Lỗ châu mai xuất hiện nhiều nhất ở những bức tường bao quanh của những kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Đồng minh đổ bộ ồ ạt vào đảo trận Iwo Jima thì quân Nhật đã sử dụng lỗ châu mai để đánh trả lại đối phương. Tuy trong trận chiến này, quân Mỹ dành chiến thắng nhưng cũng thiệt hại rất nhiều bởi một phần do chiến thuật của quân Nhật.

Sự kết hợp của những lô cốt với việc dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai giúp tiêu diệt được quân của đối phương cực hiệu quả. Đây cũng là cách làm được Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Nổi bật là trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân Pháp cũng đã sử dụng chiến thuật với lỗ châu mai nhằm mục đích cản bước tới của quân đội ta.

Sự phổ biến của lỗ châu mai thời bấy giờ?

Sau khi hiểu được lỗ châu mai là gì thì chúng ta đều biết rằng, lỗ châu mai được sáng chế bởi Archimedes với mục đích chính là kháng cự và chống trả lại quân Cộng hòa La Mã trong cuộc bao vây Syracuse (214 – 212 TCN).

Lỗ châu mai có trong các trận chiến đế quốc la mã
Lỗ châu mai có trong các trận chiến đế quốc la mã

Lỗ châu mai có khe hở nhỏ, chiều cao tương đương với một người đàn ông, còn chiều rộng chỉ tương đương với lòng bàn tay. Tại lỗ châu mai, các xạ thủ có thể thực hiện việc bắn cung từ bên trong bức tường chắn.

Về sau, lỗ châu mai đã được áp dụng tại các pháo đài phòng thủ. Vào thời mà người Norman cai trị nước Anh thì ở các tòa lâu đài lại không sử dụng lỗ châu mai nữa mà nó chỉ được giới thiệu lại với những kiến trúc quân sự.

Xem thêm: Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa

Lấp lỗ châu mai là gì? Người anh hùng lấp lỗ châu mai là ai?

Vậy là đã hơn 60 năm kể từ trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Và những người tham gia vào chiến dịch năm đó giờ cũng già yếu và có những người đã đi xa. Tuy nhiên, cho đến ngày nay và kể cả sau này, câu chuyện về một thời khí thế hào hùng dân tộc vẫn được lịch sử tái hiện lại một cách chi tiết và chân thực.

Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là anh hùng Phan Đình Giót
Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là anh hùng Phan Đình Giót

Chắc chắn sẽ có nhiều người nghĩ với đặc điểm, hình dạng như vậy thì sẽ khó khăn để tiêu diệt được quân địch chỉ sau lỗ châu mai. Bởi thế, người anh hùng Phan Đình Giót mới lấy thân mình để lấp lỗ châu mai. Cũng chính ngay giây phút lịch sử đó, người anh hùng dân tộc để dùng thân mình để bịt kín hỏa diễm của địch khiến anh phải hy sinh nơi chiến trường.

Tiểu sử người anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950

Vậy là các bạn đã biết được người anh hùng nào lấp lỗ châu mai rồi đúng không? Đó chính là anh hùng dân tộc Phan Đình Giót. Anh sinh năm 1922 tại Cẩm Quan, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có bố mất sớm. Cuộc sống không đủ ăn đủ mặc khiến anh cùng khác anh em trong nhà phải đi ở cho địa chủ từ năm lên 6, lên 7.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra thì anh Giót đã xin tham gia vào đội tự vệ chiến đấu. Và cho đến năm 1950 thì anh lại tiếp tục xung phong tham gia đi bộ đội chủ lực. Vào thời gian đó, anh đã tham gia vào rất nhiều chiến dịch lớn của nước nhà như Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc và Điện Biên Phủ – chiến dịch cuối cùng trước khi anh hy sinh.

Tiểu sử anh hùng Phan Đình Giót
Tiểu sử anh hùng Phan Đình Giót

Sinh ra là một người con Hà Tĩnh chí khí, kiên cường và dũng cảm, trong những năm tháng chiến đấu, anh Giót luôn hăng say, bất khuất. Thậm chí, đã từng có lần anh chích máu để viết tâm thư gửi lên đại đoàn. Bức huyết thư này để thể hiện được ý chí hiên ngang, gan dạ, tinh thần bất khuất của người con giác ngộ Cách mạng và truyền động lực to lớn cho các anh em quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Vào mùa đông năm 1953, đơn vị mà anh Giót đang tham gia chiến đấu nhận được lệnh triệu tập tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh cùng với những người đồng đội của mình đã luôn kề vai, sát cánh và bền bỉ cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ xẻ núi để mở đường để kéo pháo lên đèo xuống dốc. Ở anh luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế vững chắc, sẵn sàng để chuẩn bị cho các trận chiến gay go trước mắt.

Cho đến chiều ngày 13/3/1954, quân ta đã nổ súng tấn công tiêu diệt căn cứ điểm ở đồi Him Lam. Cung tại lúc này, nhiều loạt pháo đã nổ ra liên tục làm rung chuyển cả trận địa. Các chiến sĩ ở đại đội 58 đã kiên cường, bất chấp mọi hiểm nguy mà lao lên mở đường và đánh liên tiếp tới quả bộc phá thứ 8.

Anh Phan Đình Giót là người thực hiện quả thứ 9. Tuy nhiên, không may sau đó anh đã bị thương ở đùi. Mặc dù bị thương khá nặng nhưng anh vẫn xung phong để được quả tiếp theo. Cũng chính lúc này, quân Pháp lại tập trung hỏa lực để trút đạn đánh quân ta xối xả khiến cho rất nhiều chiến sĩ bị thương.

Trước tình thế nguy hiểm cho toàn quân, anh Giót với lòng căm thù giặc sâu sắc đã lao lên đánh liên tiếp 2 quả bộc phá nhằm đánh tan hàng rào cuối cùng của địch và mở thông đường để đồng đội có thể lao lên đánh tan lô cốt đầu. Lúc đó, anh Giót lại cố gắng tiếp tục lao lên bám chắc tại lô cốt số 3, sau đó anh ném thủ pháo và bắn kiềm chế giúp đơn vị có thể tiến lên. Anh Giót bị thương khá nặng ở vai và đùi.

Ngay lúc này, quân địch đã bất ngờ bắn mạnh hỏa lực lô cốt số 3 vào những chiến sĩ của ta khiến cho toàn quân phải lùi lại phía sau. Suy nghĩ duy nhất của anh Giót vào thời điểm đó là làm thế nào để dập tắt được lô cốt này. Sau đó, anh đã nhích mình đến gần lô cốt số 3, rồi dồn hết phần sức lực còn lại để nâng tiểu liên lên và bắn mạnh vào lỗ châu mai.

Trong giây phút lịch sử đó, anh đã hét lên: “Quyết hi sinh vì Đảng, vì dân” rồi rướn cả người vào để bịt kín lỗ châu mai của địch, khiến cho lô cột lợi hại cuối cùng của chúng đã bị dập tắt. Từ khí thế hào hùng của anh Giót, quân ta ào ạt tiêu diệt hết cứ điểm Him Lam và dành chiến thắng trong trận mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Anh hùng Phan Đình Giót đã hy sinh vào lúc 22h30p vào ngày 13/03/1954 khi anh vừa mới bước sang tuổi 34. Cho đến ngày 31/3 cùng năm đó, anh đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Khi hi sinh, anh thuộc Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Đại đoàn 312, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141.

Hiện nay, phần mộ của anh Phan Đình Giót được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ A1, tỉnh Điện Biên. Mặc dù anh đã hi sinh và nằm lại trên mảnh đất Điện Biên hào hùng bên cạnh đồng chí và đồng đội của mình như anh Trần Can, Bế Văn Đàn,…

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn thắc mắc lỗ châu mai là gì và tìm hiểu về người anh hùng lấp lỗ châu mai. Mặc dù anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Đình Giót đã hy sinh nhưng anh vẫn sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Post navigation

Previous Post:

Sếp hay xếp là đúng chính tả? Cấp trên gọi sếp hay xếp mới đúng?

Next Post:

Thái độ là gì? Ý nghĩa, thành phần và ví dụ về thái độ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Hàng qccc là gì? Cách order hàng quảng châu cao cấp
  • CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa
  • Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?
  • Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm
  • Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chuẩn nhất

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (22)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu