Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
hội chứng kháng phospholipid

Mẹ bầu bị hội chứng kháng phospholipid có nguy hiểm không?

9 Tháng Mười Một, 2021 by Hoangcuc

Mang thai được xem là khoảng thời gian thiêng liêng và hạnh phúc của bất kỳ người phụ nữ nào khi chứng kiến từng cảm nhận, sự kết nối giữa em bé và người mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai nếu như người mẹ không may mắc phải hội chứng kháng phospholipid (Anti Phospholipid) thường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ và em bé. Vậy kháng phospholipid là gì? Mẹ bầu bị hội chứng này có nguy hiểm không? 

Tóm tắt

  • Hội chứng kháng Phospholipid là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết hội chứng kháng Phospholipid
  • Khi nào thì mẹ bầu được chuẩn đoán bị hội chứng Antiphospholipid?
  • Phụ nữ mắc APS có thể có được thai kỳ an toàn không?

Hội chứng kháng Phospholipid là gì?

Kháng phospholipid (hay còn gọi là APS) là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ có thai, khi mà cơ thể người mẹ tự tạo ra các kháng thể làm thay đổi quá trình đông máu, thường gọi là rối loạn tự miễn dịch. Trong quá trình mang thai nếu sản phụ gặp phải vấn đề này mà không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ thai chết lưu hoặc sảy thai. Vì hội chứng này không phải lúc nào cũng có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng nên nếu người mẹ không đi khám thai định kỳ sẽ không thể nào biết được mình đang mắc bệnh này nên mới có những trường hợp bị sảy thai. Nếu bạn có thể vượt cạn thành công sau 9 tháng 10 ngày thì bạn đã có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông mà không bị mắc những bệnh lý thai kỳ.

Hội chứng kháng Phospholipid là gì?

Dấu hiệu nhận biết hội chứng kháng Phospholipid

  • Tĩnh mạch hoặc động mạch có máu đông
  • Trong phổi có cục máu đông. 
  • Tiểu cầu trong máu luôn nằm ở mức thấp. 
  • Thường xuyên thiếu máu. 
  • Sắc tố da thay đổi
  • Có các dấu hiệu của đột quỵ. 
  • Bị sinh son hoặc sảy thai. 

Trong quá trình khám thai nếu như bạn được bác sĩ đề nghị xét nghiệm APS (trong đó bao gồm tổ hợp các xét nghiệm như: aβ2GPI, aPL, aCL) nếu kết quả lần 1 cho ra là dương tính thì điều đó không có nghĩa là bạn đã mắc hội chứng này. Lí giải cho việc này là do cơ thể bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoặc gần đây bạn đang sử dụng kháng sinh nên cơ thể sẽ tự sản sinh các kháng thể phospholipid để kháng lại những nguyên nhân trên. Vì thế, để kết quả thực sự chính xác thì bạn nên làm hai xét nghiệm chẩn đoán APS cách nhau khoảng 2 tuần. 

Khi nào thì mẹ bầu được chuẩn đoán bị hội chứng Antiphospholipid?

Trong 2 lần xét nghiệm cách nhau 12 tuần đều cho ra kết quả dương tính và xuất hiện một số tình trạng:

  • Được xác nhận có một hoặc nhiều cục máu đông.
  • Đã từng có một hoặc nhiều lần sảy thai không giải thích được thường diễn ra muộn (sau tuần thứ 10 của thai kỳ). 
  • Có hiện tượng sinh non trước tuần thứ 34 của thai kỳ một hoặc nhiều lần. 
  • Đã có khoảng 3 lần sảy thai trước tuần thứ 10 của thai kỳ một cách không.

Dấu hiệu nhận biết bị Hội chứng kháng Phospholipid

Phụ nữ mắc APS có thể có được thai kỳ an toàn không?

Nếu bạn đã xét nghiệm và biết được mình mắc hội chứng APS hoặc thường xuyên gặp khó khăn trong việc mang thai, thậm chí là sảy thai thì thì hãy đăng ký điều trị tại những bệnh viện sản khoa tuyến đầu để được nghe tư vấn về phác đồ điều trị làm giảm nguy cơ bị đông máu trong thai kỳ bằng các loại thuốc chống đông máu giúp bạn có một ca sinh nở khỏe mạnh. 

Bất kì phụ nữ mang thai nào cũng được khuyến cáo nên lập kế hoạch cho những lần dự định mang thai trong tương lai. Vì nếu đã có tiền sử bị APS thì người phụ nữ nên điều trị để cải thiện kết quả thật tốt sau khi muốn thụ thai.

Phụ nữ mắc APS có thể có được thai kỳ an toàn không?

Mang thai có “nguy cơ cao” với APS

Sau khi bạn đã thụ thai thành công, để biết được bạn và thai nhi có ổn hay có xuất hiện biến chứng hay không. Nếu đã được chẩn đoán mắc APS thì chắc chắn việc mang thai sẽ là một mối nguy cơ lớn, cũng đồng nghĩa với việc bạn cần được quan tâm và chăm sóc hơn bình thường. 

Một sản phụ có thai kỳ mắc hội chứng kháng Phospholipid này sẽ cần phải đến các cơ sở có chuyên môn và kinh nghiệm cao để được tư vấn và theo dõi định kỳ như: 

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Kiểm tra tình trạng đông máu
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi thường xuyên
  • Khám và siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai
  • Kiểm tra lưu lượng máu của thai nhi bằng hệ thống siêu âm Doppler.

Vì APS là một hội chứng có thể trực tiếp đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và em bé, vì thế mà bạn nên thăm khám bác sỹ thường xuyên để luôn được theo dõi sát sao và ngăn chặn nguy cơ gây đột quỵ cho mẹ như:

  • Khó khăn khi cười hoặc nói
  • Rất khó cử động khớp tay
  • Hoạt động đi lại bị cản trở
  • Chân có dấu hiệu sưng tấy

hội chứng kháng phospholipid

 

Thay đổi lối sống khi mắc APS

Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp được chẩn đoán mắc APS thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý và đặt lên trên hết đó chính là giảm thiểu nguy cơ hành thành cục máu đông. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Không được hút thuốc. 
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm thiểu chất béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Chú ý cân nặng để không bị béo phì (chú ý luôn giữ cơ thể ở chỉ số từ 0 trở lên).

Qua bài viết Mẹ bầu bị hội chứng kháng phospholipid có nguy hiểm không? maynenkhikhongdau.net hy vọng rằng bạn đọc đã có những kiến thức cơ bản nhất về hội chứng này, cũng như hiểu được rằng phụ nữ mắc APS khi mang thai hoàn toàn có thể tiếp tục chăm sóc và nuôi dưỡng em bé trong bụng và có thai kỳ khỏe mạnh nếu như thăm khám và phát hiện sớm.

Post navigation

Previous Post:

Đồng quy là gì? Cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Next Post:

Hồi ký là gì? Tổng hợp những bài hồi ký hay bạn nên đọc

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Mbps là gì? Mbs là gì? Tốc độ mạng bao nhiêu là nhanh
  • COO là gì, chức danh gì? Vai trò của COO trong doanh nghiệp
  • Máy hút lá cây là gì? Top 3 máy thổi lá cây cầm tay được ưa chuộng
  • Lienvietpostbank là ngân hàng gì? Là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
  • Máy lọc không khí gia đình loại nào tốt nhất hiện nay?

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu