Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Sám hối và sửa chữa lỗi lầm giúp bản thân thanh thản hơn

Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?

11 Tháng Ba, 2023 by Hoangcuc

Sám hối là hành động có ý nghĩa quan trọng trong quan niệm của Phật Giáo. Vậy sám hối là gì? Sám hối có ý nghĩa như thế nào trong đạo Phật? Theo dõi bài viết sau đây để được maynenkhikhongdau.net giải đáp chi tiết nhé!

Tóm tắt

  • Sám hối là gì?
  • Tại sao chúng ta cần phải ăn năn sám hối?
  • Ý nghĩa của kinh sám hối trong Phật giáo là gì?
  • Các hình thức sám hối trong đạo Phật
    • Hồng danh sám hối
    • Tác pháp sám hối
    • Vô danh sám hối
    • Thủ tướng sám hối
  • Cách sám hối đúng Phật pháp

Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói rằng “Sám giải sám kỳ tiền khiên/Hối giả hối kỳ hậu quả”. Câu nói này có nghĩa là phải biết ăn năn, hối lỗi khi làm sai hay còn gọi là sám hối. Từ đó ta có thể hiểu, sám hối theo đúng nghĩa Chánh Pháp chính là sự nhận biết được lỗi lầm đã gây nên, ăn năn hối lỗi và sẽ không bao giờ tái phạm.

Sám hối chính là ăn năn, hối lỗi và nhìn nhận lại cái sai, lỗi lầm của mình
Sám hối chính là ăn năn, hối lỗi và nhìn nhận lại cái sai, lỗi lầm của mình

Hiểu đơn giản nhất, sám hối chính là xin lỗi. Dựa trên góc nhìn của xã hội thì xin lỗi chính là hành vi đạo đức, lương tâm của con người khi họ gây ra lỗi lầm nào đó và mong muốn được người bị tổn thương tha thứ. Ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường thì mỗi chúng ta đã được bố mẹ, nhà trường dạy dỗ khi làm điều gì đó sai thì phải xin lỗi.

Các bậc thánh hiền xưa cũng đã dạy rằng, khi mắc lỗi lầm thì nên công khai nhận lỗi đó để còn tìm ra biện pháp khắc phục và sửa chữa lỗi lầm. Sự hối lỗi và sửa đổi chính là thước đo nhân cách, sự trung thực ở mỗi một người.

Tại sao chúng ta cần phải ăn năn sám hối?

Ăn năn sám hối là gì? Đó chính là điều mà chúng ta nên làm sau khi thực hiện điều gì đó sai trái khiến cho người khác phải chịu tổn thương. Không ai một ai hoàn hảo và mỗi chúng ta đã tạo ra rất nhiều lỗi trong đời sống, qua đời này sang đời khác tạo thành một chuỗi dài vô tận. Những lỗi lầm chất chứa ngày càng nhiều sẽ tạo thành sức mạnh gọi là “nghiệp lực” và chúng ta sẽ phải gánh quả báo do tội lỗi mình tạo ra.

Sám hối và sửa chữa lỗi lầm giúp bản thân thanh thản hơn
Sám hối và sửa chữa lỗi lầm giúp bản thân thanh thản hơn

Đức Phật đã dạy cho chúng ta rằng, tất cả chúng sinh trên đời này đều không hoàn toàn trong sạch, không giống nào dứt hết tội lỗi. Riêng đối với con người thì bị lòng “tham sân si” che lấp, làm gia tăng dục vọng, từ đó gây nên nhiều tội lỗi. Sám hối chính là phương pháp do Phật dạy giúp con người tẩy trừ tội lỗi. Tuy nhiên, khi sám hối rồi thì con người phải cam kết không tái phạm lỗi lầm.

Ý nghĩa của kinh sám hối trong Phật giáo là gì?

Ý nghĩa của kinh sám hối là gì? Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phật đã dạy chúng ta rằng, nếu như chúng sinh biết sửa chữa lỗi lầm thì tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai. Ngay trong kinh tứ thập nhị thì Đức Phật cũng khẳng định rằng, nếu người có lỗi nhưng không biết sửa đổi thì lỗi ấy sẽ đến thân như nước chảy về biển, càng sâu rộng.

Người biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa lỗi lầm sẽ ngày càng tiến bộ
Người biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa lỗi lầm sẽ ngày càng tiến bộ

Điều Phật dạy không chỉ đúng với đạo mà còn với cả đời. Những người biết ăn năn và sửa chữa lỗi lầm sẽ ngày càng tiến bộ. Còn với người nào không có sự ăn năn với những lỗi lầm gây ra sẽ ngày càng chìm sâu vào vũng bùn tội lỗi, u mê không lối thoát và dần đánh mất bản thân.

Cho nên, có thể thấy, sám hối có vai trò ý nghĩa to lớn đối với chính bản thân mỗi người. Không chỉ giúp cho bản thân sửa đổi lỗi lầm, nhìn nhận lại con người mình mà còn giúp nâng cao phẩm giá, hướng đến cái đẹp chân-thiện-mỹ. 

Hơn hết, khi mắc lỗi lầm mà bản thân biết chịu khó sám hối, quyết không bao giờ tái phạm sẽ khiến cho tâm thanh thản, nhẹ nhàng và tránh xa những âu lo, phiền muộn.

Xem thêm: Quy Y Tam Bảo là gì? Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo

Các hình thức sám hối trong đạo Phật

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày là gì? Đây là câu tục ngữ mà cha ông ta đúc kết nhằm nhấn mạnh việc con người cần phải biết ăn năn, hối lỗi sau những việc làm sai trái của chính bản thân mình gây nên. Trong Phật giáo cũng có các hình thức sám hối như sau:

Hồng danh sám hối

Hồng danh sám hối nghĩa làm sám hồi trị niệm danh hiệu Phật. Khi thực hiện sám hối theo hình thức này, bạn sẽ phải nghĩ về những công hạnh tốt đẹp, hoàn mỹ của chư Phật. Sau đó, bạn sẽ phát nguyện tự tâm để chuyển đổi cái tâm xấu của chính mình. Bạn quỳ lạy 108 lần và con số 108 cũng là tượng trưng cho 108 nỗi phiền não của con người. Đây cũng là hình thức sám hối mà hầu hết các chùa hiện nay đều áp dụng.

Hồng danh sám hối là cách con người nhìn nhận lại chính mình
Hồng danh sám hối là cách con người nhìn nhận lại chính mình

Tác pháp sám hối

Là khi bạn mắc phải sai lầm nào đó, bạn sẽ đến thỉnh các vị Cao tăng thanh tịnh để họ chứng minh và chú nguyện cho bạn. Đương nhiên, bạn cần phải thành thật bày tỏ tất cả tội lỗi với các Chư Tăng một cách rõ ràng và thành khẩn. Sự thành tâm ăn năn công với chú nguyện sẽ giúp bạn đẩy lùi bớt nghiệp và tâm sẽ thanh tịnh.

Vô danh sám hối

Đây là hình thức sám hối có độ khó cao và chỉ có những bậc thượng căn mới có thể hành trì. Vô danh ở đây có nghĩa là các bậc Thánh không còn sanh tử, tâm thanh tịnh hoàn toàn.

Thủ tướng sám hối

Phương pháp sám hối này dành cho người tu hành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có chư Tăng. Đầu tiên, họ sẽ phải đến trước tượng Phật và thành tâm lễ bái, cung kính. Sau đó, họ sẽ phải trình bày những lỗi lầm đã phạm phải và phát nguyện ăn năn, chừa bỏ. Thực hành cho đến khi thấy được hảo tướng, đức Phật hay Bồ tát đến xoa đầu thì mới có kết quả.

Cách sám hối đúng Phật pháp

Trong cuộc sống, mấy ai mà không mắc lỗi lầm. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà chúng ta sẽ có cách trừng phạt, răn đe khác nhau. Có người chọn những đòn roi để tra tấn, răn đe bản thân, lại có người đem lễ vật cúng để xin tội,… Tuy nhiên, dù bạn chọn cách nào đi nữa thì đừng bao giờ đánh đồng giữa đời và đạo. Đạo Phật sẽ không bao giờ buộc chúng ta phải làm như vậy thì mới gọi là sám hối.

Cách sám hối đúng Phật pháp
Cách sám hối đúng Phật pháp

Trong Phật giáo, Sám hối chính là cách để chúng ta xem xét lại tội lỗi của mình đã gây ra và thành tâm ăn năn hối cải. Đạo Phật thường chọn ngày 14 và 30 âm lịch để làm ngày sám hối. Rất nhiều Phật tử thường đến chùa vào hai ngày này. Họ sẽ đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật. Đây cũng là cách sám hối đúng Phật pháp

Tuy nhiên, lạy Phật không có nghĩa là mọi tội trạng của bạn sẽ được hóa giải. Đây chỉ là một trong những cách để bạn thức tỉnh và ăn năn với những lỗi lầm mà mình gây ra.

Như vậy, qua bài viết mà chúng tôi giải đáp thì bạn đã hiểu được sám hối là gì rồi phải không. Mỗi chúng ta, ai mà không mắc lỗi lầm. Nếu biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa thì chúng ta sẽ sống tốt lên mỗi ngày.

Post navigation

Previous Post:

Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm

Next Post:

CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Hàng qccc là gì? Cách order hàng quảng châu cao cấp
  • CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa
  • Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?
  • Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm
  • Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chuẩn nhất

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (22)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu