Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Lưu ý khi sử dụng Serverless

Serverless là gì? Đánh giá Ưu và nhược điểm của Serverless

31 Tháng Năm, 2022 by Hoangcuc

Trong quá trình truy cập web, người dùng có thể gặp các vấn đề khi load trang ví dụ như server lỗi, không truy cập được. Và một trong những giải pháp giải quyết được vấn đề server lỗi đó là Serverless. Cùng maynenkhikhongdau.net tìm hiểu xem xem Serverless là gì? Có ưu nhược điểm gì hay không nhé!

Tóm tắt

  • Serverless là gì?
    • Serverless Architecture là gì?
    • Serverless Architecture cấu tạo như thế nào?
  • Serverless có những ưu và nhược điểm gì?
    • Ưu điểm của Serverless
    • Nhược điểm
  • Lưu ý khi sử dụng Serverless
    • Websites và APIs
    • Xử lý đa phương tiện
    • Xử lý sự kiện
    • Xử lý dữ liệu

Serverless là gì?

Serverless (hay còn gọi là nền tảng không máy chủ) là một thuật ngữ chung để nói về nền tảng hay còn gọi là môi trường thực thi các ứng dụng và dịch vụ mà chúng ta không cần phải quan tâm đến máy chủ. 

Với Serverless, bạn sẽ không cần phải quan tâm đến việc quản lý, phân bổ tài nguyên hệ điều hành hoặc những vấn đề liên quan đến nâng cấp và bảo mật hệ thống nữa mà chỉ cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm. Các vấn đề xoay quanh việc vận hành như nào sẽ được nền tảng Serverless lo liệu hết.

Serverless framework
Serverless framework

Điểm quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý khi nhắc đến Serverless chính là bạn sẽ phải trả phí cho những phần mềm mà bạn sẽ sử dụng. Thử lấy ví dụ về một máy chủ ảo, chi phí sẽ bao trọn gói cho thời gian chạy 24/7 trong vòng 1 tháng bao gồm: CPU, RAM, băng thông hoặc lưu trữ.

Người dùng sẽ phải trả phí một cách đều đặn mỗi tháng, dù cho bạn chỉ sử dụng hết một phần nhỏ công suất hoặc máy chủ ảo đó không chạy thì bạn vẫn sẽ phải chi trả cho cả gói. Serverless có thể hiểu một cách đơn giản tương tự giống như một gói cước mạng mà bạn đăng ký hàng tháng, dù bạn có dùng hay không dùng thì khi đã đăng ký rồi bạn sẽ phải đóng phí cho nó hàng tháng.

Serverless Architecture là gì?

Nghe qua chúng ta có thể phần nào mường tượng được đây chính là Serverless Kiến trúc, tên gọi tiếng Việt của thuật ngữ Serverless Architecture – Một thuật ngữ khá phổ biến trong nhóm công nghệ thông tin (Technology Terms). 

Serverless Architecture
Serverless Architecture

Cụ thể thì kiến trúc serverless sẽ mô tả kiến trúc nơi mà các bên liên quan hoặc các công ty sử dụng dữ liệu thuê ngoài được xử lý một cách hiệu quả bởi các máy chủ của bên thứ ba.

 Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng: kiến trúc serverless hoàn toàn không có các máy chủ liên quan trong việc xử lý các dữ liệu – kiến trúc serverless chỉ đơn thuần là phương tiện để doanh nghiệp bào chữa bản thân mình trong trách nhiệm chăm sóc và quản lý máy chủ.

Nhờ có sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ điện toán đám mây, các nhà cung cấp đã phát triển dịch vụ cho phép các doanh nghiệp sử dụng serverless.

Một trong số này có thể coi như là phụ trợ như một dịch vụ hoặc một số hình thức cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Điển hình nhất và phổ biến nhất chúng ta có thể kể đến AWS – Amazon Web Service.

AWS được đánh giá là một lựa chọn doanh nghiệp khá phổ biến dành cho các phần mềm, giống như một loại hình dịch vụ, các dịch vụ cung cấp mã hóa đơn tựa như các giải pháp kiến trúc serverless.

Về cơ bản thì các công ty có thể tận dụng dữ liệu từ các máy chủ AWS để không cần phải duy trì hệ thống riêng họ. Đi kèm với việc này chính là những lợi ích rất rõ ràng về chi phí, hiệu quả và là gánh nặng thấp hơn trách nhiệm bảo trì phần cứng. 

Serverless Architecture cấu tạo như thế nào?

Một môi trường Serverless sẽ được cấu tạo từ 5 thành phần chính đó là:

Cấu trúc của hệ thống serverless
Cấu trúc của hệ thống serverless

– Máy chủ xác thực (Authentication Service): chính là loại máy chủ mạng mà người dùng được phép xác thực từ xa (CNTT node) để kết nối với dịch vụ hoặc một ứng dụng.

– Cơ sở dữ liệu sản phẩm (Product Database): Tất cả các dữ liệu sẽ đươc đưa đến một kho quản lý, kho này được chia nhỏ cho những khách hàng lẻ nhằm tránh gây quá tải.

– Máy khách (Client): Với sự thay đổi như trên, một vài logic sẽ được nằm ở phía Client như là một user session (điều này bạn sẽ được thấy rõ nhất tại Single Page App), route, phần giao dịch hiển thị user sẽ có thể truy cập trong code client.

– Chức năng tìm kiếm (Search Function): Sever vẫn sẽ nắm giữ chức năng tìm kiếm như là một vài sự ràng buộc. Để lấy dữ liệu từ kho và trả về cho chúng ta, bạn có thể gọi các API Gateway, những yêu cầu từ client, HTTP…

– Chức năng đặt hàng (Purchase Function) Đây được xem là tính năng do một nhà cung cấp khác cung cấp. Các logic khác nhau sẽ được tách nhỏ ra và deploy thành những khối các nhau. Đây cũng được xem là cách tiếp cận vô cùng phổ biến trong Microservices.

Serverless có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của Serverless

Để tạo nên một Serverless hoàn chỉnh thì cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần tập trung vào những sản phẩm cốt lõi mà không cần quan tâm quá nhiều đến vấn đề quản lý hay vận hành của hệ thống máy chủ. Như vậy thì đội ngũ nhà phát triển có thể dành ra nhiều năng lượng và thời gian hơn cho việc xây dựng các sản phẩm của mình có tính ổn định và linh hoạt cao.

Ưu điểm của Serverless

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không kể đến những ưu điểm sau của Serverless

Máy chủ không cần phải quản lý: Người dùng sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để duy trì bất kỳ máy chủ nào, cũng sẽ không còn gặp bất kỳ vấn đề nào về cài đặt, nâng cấp hay quản trị máy chủ.

Thay đổi quy mô linh hoạt: So với máy chủ độc lập thì việc thay đổi sang một quy mô tự động bằng cách điều chỉnh dung lượng thông qua chuyển đổi đơn vị.

Độ sẵn sàng cao: Độ sẵn sàng tích hợp cùng với tính đúng sai của ứng dụng Serverless thường được đánh giá rất cao. Theo đó thì người dùng không phải tạo kiến trúc cho các khả năng này bởi các dịch vụ ứng dụng đã sẵn sàng cung cấp cho bạn theo kiểu mặc định. Ngoài ra thì bạn cũng có thể chọn trung tâm dữ liệu ở một hoặc nhiều nơi để triển khai sản phẩm của mình một cách dễ dàng nhất.

Tiết kiệm chi phí: Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cần bỏ ra cho cấu hình, cài đặt và bảo trì máy chủ khi sử dụng Serverless.

Như vậy, có thể đúc kết lại ưu điểm lớn nhất mà Serverless mang đến chính là người dùng sẽ không cần quan tâm đến quá trình vận hành của máy chủ.

Nhược điểm

Dù được đánh giá là một ý tưởng hoàn hảo, song Serverless cũng không thể tránh khỏi những nhược, vậy nên bạn đọc có thể tham khảo một số nhược điểm dưới đây của Serverless để cân nhắc trước khi sử dụng.

Độ trễ: Hiệu suất làm việc của Serverless có thể là một vấn đề. trong quá trình phản hồi lại với các lệnh của ứng dụng bản thân mô hình này sẽ gây ra độ trễ lớn. Nếu bạn thuộc nhóm khách hàng yêu cầu cao về hiệu suất thì nên sử dụng những máy chủ ảo phân bố để đảm bảo độ ưu việt.

Gỡ lỗi: Việc không sử dụng tài nguyên của máy chủ thống nhất đã khiến cho hoạt động của Serverless gặp nhiều trở ngại, dẫn đến việc giám sát và gỡ lỗi của Serverless gặp nhiều khó khăn.

Giới hạn bộ nhớ, thời gian: Các nhà cung cấp thường bị giới hạn tài nguyên ở mức cố định về bộ nhớ và thời gian thực thi tối đa là 5 phút, sau 5 phút thì quá trình thực thi này sẽ bị ngắt, bộ nhớ sẽ được giới hạn với nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp.

Xem thêm: Malware là gì? có những loại malware nào? cách phòng tránh

Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Chúng ta sẽ không thể nào tùy ý chạy các phiên bản của phần mềm chính xác như mình mong muốn mà phải phụ thuộc vào các bên cung cấp.Ví dụ khi bạn cần Node 10.x nhưng nhà cung cấp lại chỉ hỗ trợ đén bàn 8x thì sẽ không thể dùng được bản 10.x theo đúng mong muốn.

Chi phí ngầm: Mức chi phí này phụ thuộc vào việc nhà cung cấp có tính hay không, chúng hoàn toàn có thể phát sinh thêm các chi phí như: Lưu trữ dữ liệu, lưu trữ mã nguồn, băng thông. Vậy nên nếu như không tối ưu đúng cách thì chi phí ngầm có thể sẽ cao hơn cả chi phí của Serverless Framework.

Lưu ý khi sử dụng Serverless

Vì là một ứng dụng sở hữu nhiều đặc thù nên nhiều bạn đọc thường có tâm lý khá hoang mang không biết nên sử dụng Serverless khi nào. Tuy nhiên thì những ứng dụng không có dính dáng hay bị phụ thuộc vào điểm yếu của Serverless đều có thể sử dụng được. Cụ thể là:

Websites và APIs

Bạn hoàn toàn có thể xây dựng được một trang web động hoặc cũng có thể là API. Người ta thường sẽ kết hợp xây dựng Restful API với Serverless hoặc áp dụng cho Graphql.

Lưu ý khi sử dụng Serverless

Xử lý đa phương tiện

Serverless thường phù hợp với những thao tác xử lý tác vụ, hình ảnh hoặc video đơn giản như: giải nén, cắt sửa và định dạng kích thước hoặc chuyển đổi mã video. 

Xử lý sự kiện

Bạn có biết rằng Serverless còn đóng vai trò là một cầu giao thực hiện một chuỗi các hành động khác nhau khi được kích hoạt theo từng sự kiện. 

Xử lý dữ liệu

Tùy thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau sẽ xuất hiện những ứng dụng như Chatbox, loT… Sở dĩ việc Serverless được đánh giá là có độ thích hợp cao với mảng này là vì với chatbox chúng ta sẽ không biết được bao giờ cần phải xử lý dữ liệu. Do đó, chúng ta sẽ không cần thiết phải xây dựng máy chủ phải chạy liên tục nhằm tránh việc lãng phí thời gian chờ.

Serverless từ khi ra đời đã trở thành cách thức giải quyết lý tưởng cho bài toán server. Tất nhiên sẽ không có một ứng dụng nào là hoàn hảo không có thiếu sót cả. Serverless cũng vậy nên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ ứng dụng mà mình muốn dùng xem ứng dụng đó có phù hợp với Serverless hay không trước khi lựa chọn.

Xem thêm: Webhook là gì? Cách sử dụng webhook cho người mới

Những thông tin vừa được trình bày trong bài viết vừa rồi chính là câu toàn bộ câu trả lời maynenkhikhongdau.net gửi đến bạn trước câu hỏi Serverless là gì. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn về nền tảng thực thi các ứng dụng mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày này, từ đó trang bị cho mình thêm vốn kiến thức công nghệ thông tin và bắt kịp được với xu thế.

Post navigation

Previous Post:

Giá quạt thổi thảm bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín nhất

Next Post:

Webhook là gì? Cách sử dụng webhook cho người mới

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu