Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Tầm quan trọng của sinh quyển

Sinh quyển là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò của sinh quyển

16 Tháng Mười Hai, 2021 by Hoangcuc

Sinh quyển là một hệ sinh thái độc đáo và chúng ta cũng là một phần của vỏ sống – của sinh quyển. Ngoài ra, sinh quyển còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất. Vậy thực chất sinh quyển là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của sinh quyển nhé!

Tóm tắt

  • Khái niệm sinh quyển là gì?
  • Đặc điểm của sinh quyển
  • Vai trò của sinh quyển
  • Ví dụ về sinh quyển
  • Một số khu dự trữ sinh quyển lớn trên Thế giới
  • Một số khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam

Khái niệm sinh quyển là gì?

Sinh quyển là lớp vỏ thông thường của Trái Đất, là hệ thống động vô cùng phức tạp với số lượng lớn các vật chất sống cùng toàn bộ các sản phẩm do hoạt động sống của vật chất sống gây ra. Như vậy, sinh quyển chính là toàn bộ thế giới sinh vật (đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ Trái Đất) cùng các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên Trái Đất.

Sinh quyển là gì?
Khái niệm sinh quyển là gì? Lớp vỏ thông thường của Trái Đất

Sinh quyển còn được định nghĩa cách khác đó chính là một trong số những quyển của lớp vỏ Trái Đất trong đó chứa toàn bộ sinh vật sống mà cấu trúc, thành phần hay cả năng lượng của nó đều được xác định chủ yếu bởi hoạt động của các sinh vật sống này; bao gồm toàn bộ thủy quyển, tầng thấp của khí quyển và phần trên của thạch quyển.

Thành phần sinh quyển
Sinh quyển là gì? Sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, tầng thấp của khí quyển và phần trên của thạch quyển.

Đặc điểm của sinh quyển

  • Giới hạn phân bổ của sinh vật quyết định đến chiều dày của sinh quyển.

Sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Nó chỉ tập trung chủ yếu tại những nơi sinh quyển có chiều dày lên đến vài chục mét phía trên và dưới bề mặt đất, nơi có thực vật mọc với mật độ dày.

Chiều dày của sinh quyển dựa trên cách xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của sinh quyển, cụ thể:

  • Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp với tầng ô-dôn của khí quyển (khoảng 22km).
  • Giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống dưới đáy của lớp vỏ phong hóa ở lục địa và xuống tận đáy đại dương với độ sâu nhất hơn 11km.
  • Thành phần quan trọng nhất của sinh quyển là thực vật.

Các nhà khoa học đã nhận định rằng, CO2 là thành phần chủ yếu của khí quyển khi Trái Đất vừa mới hình thành và khi đó hàm lượng oxy ở mức vô cùng nhỏ. 

Thảm thực vật - Thành phần quan trọng của sinh quyển
Thảm thực vật – Thành phần quan trọng của sinh quyển

Mãi cho đến khi có sự xuất hiện của thực vật, dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh giúp bầu khí quyển chứa lượng lớn oxy đủ để cung cấp giúp con người đầy trí tuệ và động vật lớn mới có khả năng tồn tại được trên Trái Đất.

Theo ước tính, trên Trái Đất hiện nay tồn tại khoảng hơn 500.000 loài thực vật; các loài thực vật cùng môi trường sống sẽ được gọi chung là thảm thực vật ví dụ: thảm hoang mạc, thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, thảm Đài nguyên, thảm xavan, thảm rừng lá kim,…

  • Động vật trong sinh quyển được phân bố rộng rãi.

Theo ước tính, trên Trái Đất tồn tại khoảng 1.5 triệu loài động vật. Dựa theo đặc điểm sinh thái bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau mà động vật được chia thành các nhóm khác nhau: động vật đồng cỏ, động vật hoang mạc, động vật núi cao, động vật rừng hay động vật tài nguyên,…

  • Sinh vật trên Trái Đất có tính thích nghi mạnh mẽ.

Các loài sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh và mang những đặc điểm thích nghi mạnh mẽ ví dụ: Sâu dưới địa chất hàng trăm mét, thâm chí cả cây số vẫn tồn tại sự sống của một số loài vi khuẩn, hay là với độ sâu hơn chục km dưới biển một số loài sinh vật phù du bậc thấp có thể sống vẫn có thể diễn ra hoạt động sống tại đây. 

Sự thích nghi mạnh mẽ của sinh vật sống
Sinh quyển là gì? – Sự thích nghi mạnh mẽ của sinh vật sống.

Quá trình sống là quá trình mà sinh vật luôn luôn tạo ra năng lượng hóa học chuyển hóa từ năng lượng Mặt Trời: quá trình xác sinh vật dần tích đọng lượng lớn tạo nên than và dầu mỏ; sinh vật cũng tham gia tích cực đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất,…

  • Sinh quyển của Trái Đất hình thành nên môi trường sống hiện nay trải qua hàng tỉ năm phát triển.

Sinh quyển được xem là kết quả của quá trình tiếp xúc nhau, thấm vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa thủy quyển, khí quyển cùng vỏ Trái Đất. Vì vậy, trong diễn biến lâu dài của sinh quyển phát triển một môi trường sống như hiện nay không thể thiếu được sự tham gia của khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái Đất.

Vai trò của sinh quyển

Sinh quyển cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, các sinh vật sống muốn tồn tại cần phải thích nghi với khí hậu của sinh quyển. Sinh quyển cũng là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất bởi trong hệ sinh thái đa dạng sinh học được phát triển mạnh mẽ.

Khu dự trữ sinh quyển thường là những khu vực an toàn để bảo vệ động vật và thực vật đồng thời giúp khôi phục lối sống truyền thống của các triều đại trong khu vực và bảo vệ dự đa dạng sinh học của khu vực đó. Sinh quyển bao gồm tất cả các loại sự sống cũng như bất kỳ quần xã sinh vật nào trên Trái Đất bởi vậy cấp cao nhất của tổ chức sinh thái chính là sinh quyển.

Tầm quan trọng của sinh quyển
Tầm quan trọng của sinh quyển là gì?

Sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, hỗ trợ kiểm soát sức khỏe của đất và nước (chu trình thủy văn) đồng thời kiểm soát cả thành phần khí quyển. 

Sinh quyển là một vùng hẹp trên bề mặt Trái Đất nơi có sự giao thoa kết hợp giữa đất, nước và không khí vì vậy chỉ có ở vùng này sự sống mới có thể diễn ra. Đây chính là sự đóng góp mang ý nghĩa quan trọng của quần xã sinh vật đối với Trái Đất.

Ví dụ về sinh quyển

Ví dụ về sinh quyển

Khái niệm sinh quyển đã định nghĩa là khu vực trên và dưới bề mặt Trái Đất nơi tồn tại sự sống; bao gồm đất, nước và không khí và đặc trưng là vùng của hành tinh nơi diễn ra sự sống của sinh vật lan rộng từ lớp vỏ Trái Đất sâu xuống tầng khí quyển thấp hơn.

Sinh quyển được tạo thành từ bề mặt thạch quyển, phần thấp hơn của khí quyển và thủy quyển, là môi trường sống tự nhiên của các sinh vật sống hay còn gọi là lớp biểu bì sinh học năng động với các chiều không xác định của Trái Đất.

Xem thêm: Khí quyển là gì? Các tầng khí quyển, thực trạng ô nhiễm khí quyển

Sinh quyển là toàn bộ hệ thống sinh thái của thế giới gồm tất cả các dạng sống cũng như môi trường sống có khả năng duy trì sự sống trên Trái Đất. Sinh quyển được tạo nên từ nhiều quần xã sinh vật mà tại đây khí hậu thường độc đáo, đáp ứng đủ điều kiện để thảm thực vật, động vật hoang dã có thể thích nghi và tồn tại sự sống. 

Các quá trình của hệ sinh thái cần phải được cung cấp năng lượng bởi quá trình quang hợp. Sự cân bằng về quá trình quang hợp và hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát được nồng độ CO2 tồn tại trong khí quyển. Các quá trình diễn ra trong sinh quyển sẽ đan xen đồng thời với các quá trình diễn ra trong thủy quyển và địa quyển.

Một số khu dự trữ sinh quyển lớn trên Thế giới

Khu bảo tồn thiên nhiên có hệ thống động – thực vật đa dạng, độc đáo được công nhận bởi UNESCO là khu dự trữ sinh quyển của Thế giới. Để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới công nhận thì những khu sinh thái trên cạn hoặc ở bờ biển cần đạt được những tiêu chí gắt gao, thúc đẩy các giải pháp cân bằng việc bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới.

khu dự trữ sinh quyển

Dưới đây là một số khu dự trữ sinh quyển lớn trên thế giới đã được UNESCO công nhận và trao tặng danh hiệu như:

  • Công viên quốc gia ở vùng trung tâm California của Mỹ là Công viên Quốc gia Pinnacles.
  • Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia – Chile nằm trên đỉnh núi Ranchland với diện tích khoảng 660.000 ha.
  • Khu dự trữ sinh quyển Công viên Quốc gia Wakhan – Afghanistan được xây dựng bởi Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.
  • Khu dự trữ sinh quyển Kimberley ở Australia với diện tích lên tới gần 5 triệu ha.
  • Khu dự trữ sinh quyển Công viên Hunsruck-Hochwald – Đức, là môi trường sống quan trọng để bảo tồn các loài động vật hoang dã như: cò đen, hổ, báo và sư tử,…

Một số khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam

Nhờ hệ sinh thái đặc sắc của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa mà Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng số lượng lớn khu Dự trữ sinh quyển của thế giới. Có thể kể đến một số khu Dự trữ sinh quyển lớn như:

  • Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận và trao tặng danh hiệu tại Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu rừng ngập mặn đã được phục hồi sau khi bị chất độc hóa học từ chiến tranh tàn phá, hủy diệt với tổng diện tích lên đến 71.370 ha.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Việt Nam với tổng diện tích lên đến 71.370 ha.
  • Khu vực liên tỉnh gồm dải ven biển rộng lớn Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có một khu vực Dự trữ sinh quyển được công nhận là vùng Châu thổ sông Hồng với vùng lõi là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và Vườn quốc gia Xuân Thủy. 
Khu Dự trữ sinh quyển liên tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Khu Dự trữ sinh quyển liên tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
  • Khu dự trữ sinh quyển Langbiang nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực nam Tây Nguyên – Việt Nam được UNESCO công nhận vào 06/2015. Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang được đặt tên theo ngọn núi Langbiang là một khu vực rừng nguyên sinh rộng lớn có diện tích 275.439 ha với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
Khu dự trữ sinh quyển Langbiang
Khu dự trữ sinh quyển Langbiang – Khu vực rừng nguyên sinh rộng lớn có diện tích 275.439 ha.

Cũng giống như các sinh vật sống khác, con người không thể sống ra ngoài vỏ sống của Trái Đất vì vậy ta thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của sinh quyển đối với thế giới quanh ta và khái niệm sinh quyển là gì? chẳng còn lạ lẫm nữa. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp hữu ích đến bạn đọc!

Post navigation

Previous Post:

Mua máy chà sàn ngồi lái chính hãng ở đâu uy tín?

Next Post:

Thạch quyển là gì? Đặc điểm và vai trò của thạch quyển

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu