Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Sông Bạch Đằng ở đâu?

Sông Bạch Đằng ở đâu? Bãi cọc bạch đằng hiện nay ở tỉnh nào?

12 Tháng Bảy, 2022 by Hoangcuc

Để làm nên một đất nước Việt Nam yên bình và phát triển như hôm nay thì không thể không nhắc đến những vị anh hùng dân tộc đã anh dũng quả cảm đánh đuổi quân thù ra khỏi đất nước. Tại con sông Bạch Đằng đã xảy ra những trận chiến khốc liệt của dân tộc Việt Nam các triều đại trong việc bảo vệ đất nước. Vậy sông Bạch Đằng ở đâu? Có những trận đánh nào?

Tóm tắt

  • Sông Bạch Đằng ở đâu?
    • Vị trí của sông Bạch Đằng
    • Đặc điểm của sông Bạch Đằng
  • Các bãi cọc sông Bạch Đằng ở tỉnh nào?
    • Bãi cọc Yên Giang
    • Bãi cọc đồng Vạn Muối
    • Bãi cọc đồng Má Ngựa
  • Sông Bạch Đằng trong lịch sử đã có những trận đánh nào?
    • Sự kiện Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán năm 938
    • Sự kiện Lê Đại Hành đánh tan quân Tống năm 981
    • Trận thủy chiến chấn động thế giới do Hưng Đạo Vương chỉ huy năm 1288

Sông Bạch Đằng ở đâu?

Sông Bạch Đằng là nơi ghi dấu nhiều chiến tích, công lao của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Vậy sông Bạch Đằng ở đâu, thuộc thành phố nào hiện nay? Chúng ta sẽ cùng lý giải chi tiết ngay sau đây nhé!

Sông Bạch Đằng ở đâu?
Sông Bạch Đằng ở đâu?

Vị trí của sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng hay còn được gọi với cái tên khác là Bạch Đằng Giang. Con sông này nằm giữa thị xã Quảng Yên, tỉnh Bắc Ninh và huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, cách Vịnh Hạ Long và cửa Lục khoảng 40km. Vị trí của nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

Bên cạnh đó, Bạch Đằng Giang có điểm đầu là phà Rừng và cửa Nam Triệu là điểm cuối. Chiều dài con sông khoảng 32km và hai bên bờ là hệ thống sông ngòi dày đặc. Bởi vì sông Bạch Đằng có địa hình đường núi hiểm trở, có nhiều hang động và rừng rậm nên khá thuận lợi cho việc bố trí tuyến phòng thủ quốc gia.

Ngoài ra, con sông này cũng chính là tuyến đường thủy trọng yếu để tiến vào Hà Nội (tức là Thăng Long ngày xưa). Đây cũng chính là con đường duy nhất đi từ miền Nam Trung Quốc đến cửa sông Nam Triệu, qua sông Thầy và sông Đuống, cuối cùng nó chảy qua sông Hồng để vào Thăng Long (Hà Nội).

Đặc điểm của sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng có đặc điểm địa hình là chảy qua vùng núi non hiểm trở. Con sông này có 3 nhánh phụ đổ vào và ba nhanh phụ đổ ra biển. Bên cạnh đó, sông có hạ lưu thấp và có vùng nước trải rộng ra hai bên bờ lên đến 1200km. Nước sông chảy rất nhanh khi thủy triều rút.

Mực nước sông Bạch Đằng khi thủy triều lên, xuống chênh nhau trên 3 mét. Nhờ việc tận dụng đặc điểm này của sông mà Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán giành chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng năm xưa.

Các bãi cọc sông Bạch Đằng ở tỉnh nào?

Ngoài câu hỏi sông Bạch Đằng ở đâu thì bãi cọc sông Bạch Đằng hiện nay ở tỉnh nào cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Bãi cọc Bạch Đằng – nơi ghi dấu trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ nghìn năm trước. Vậy, ai là người đóng cọc trên sông Bạch Đằng? Bãi cọc này do chính Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đánh với quân Nam Hán. 

Các bãi cọc nổi tiếng ở sông Bạch Đằng
Các bãi cọc nổi tiếng ở sông Bạch Đằng

Bãi cọc Yên Giang

Một bãi cọc sông Bạch Đằng khá nổi tiếng hiện nay đó chính là bãi cọc Yên Giang. Bãi Cọc này được người ta phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đang đào đất đắp đê. Nó nằm ngay trong một cái đầm nước giáp đê của sông Chanh, Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bãi này hiện còn có hàng trăm cọ và có một số cọc được cắm thẳng đứng

Hầu hết, tất cả các cọc đều nằm chếch theo hướng đông 15 độ và cắm theo hình chữ “chi”. Những cái cọc lớn làm bằng gỗ táu hoặc gỗ lim vẫn còn nguyên vỏ. Phần đầu dưới vót nhọn còn đầu trên thì đã bị gãy. 

Và các cọc có độ dài trung bình khoảng từ 2.6 m đến 2.8 m và có cọc còn dài tới 3.2m. Phần cọc đã được vót nhọn có chiều dài từ 0.8m đến 1m. Phần đầu phía trên của cọc nằm phía dưới mặt đất dài khoảng 0.5m đến 1.5m. Tất cả các bãi cọc Yên Giang đã được người ta xây kè bảo vệ với diện tích khoảng 220m2.

Xem thêm: Chợ Ninh hiệp ở đâu? Kinh nghiệm mua hàng tại chợ Ninh Hiệp

Bãi cọc đồng Vạn Muối

Bãi cọc đồng Vạn Muối được người ta phát hiện vào năm 2005 thuộc địa phận Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Vạn Muối là bãi cọc có hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng khoảng 100m, dài khoảng 300m. Theo một nghiên cứu thì người xưa đã sử dụng loại cọc có đường kính từ 7 đến 10cm, lớn nhất là từ 20 – 22cm. Đặc biệt còn có cọc dài lên đến 2m được cắm theo nhiều thế hiểm hóc.

Bãi cọc sông Bạch Đằng - nơi ghi dấu nhiều chiến công vang dội
Bãi cọc sông Bạch Đằng – nơi ghi dấu nhiều chiến công vang dội

Cách đóng cọc này như thế nào thì đến nay vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, dân gian ta đã truyền lại là người xưa sử dụng các đóng cọc như sau:

  • Đầu tiên, họ sẽ vót nhọn mũi cọc rồi đưa mũi cọc nhọn xuống trước và cọ sẽ được cắm sâu ở một mức nhất định
  • Sau đó, họ sử dụng dây thừng để buộc 2 rọ mây vắt qua phần đầu của cọc
  • Tiếp đến, họ sẽ nhét từng viên đá vào rọ đến khi có đủ tải trọng để có thể ấn cọc xuống
  • Đến khi đầu cọc đạt cao độ thì chỉ cần chuyển đá ra khỏi rọ và tiến hành đẽo nhọn đầu cọc.

Bãi cọc đồng Má Ngựa

Trả lời cho câu hỏi bãi cọc sông Bạch Đằng ở đâu thì bãi cọc đồng Má Ngựa nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng phía Nam. Bãi này thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. 

Các thức cắm cọc đồng Má Ngựa tương đối đặc biệt. Người xưa sẽ cắm các cọ thành dãy như tường thành dày đặc cùng 1 hướng. Các loại cọc gỗ ở đây được chọn khá đa dạng từ chò chỉ, chò nâu, hoàng linh, lim xẹt,…

Đây cũng là một trong những bãi cọc có quy mô rộng lớn khoảng 2100m2, độ dài theo chiều Đông – Tây là khoảng 70 và có độ rộng theo chiều Bắc Nam khoảng 30m. Bên cạnh đó, các cọc có mật độ phân bố cũng như độ sâu không đồng đều.

Sông Bạch Đằng trong lịch sử đã có những trận đánh nào?

Cùng với việc tìm hiểu sông Bạch Đằng ở đâu thì chúng ta sẽ đi giải đáp câu hỏi sông Bạch Đằng có những trận đánh nào trong lịch sử. Dưới đây là những cuộc thủy chiến vẻ vang của nhân dân ta từ xa xưa:

Sự kiện Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán năm 938

Một sự kiện vô cùng vẻ vang trong lịch sử nước nhà đó là sự kiện Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Vào năm 938 Ngô Quyền đã sai Dương Tam Kha chỉ huy quân lính chặt khoảng 3000 cây gỗ rồi vót nhọn và bịt sắt. Sau đó, họ đóng những cây cọc này xuống lòng sông Bạch Đằng trên một quãng dài khoảng 3 dặm. Từ đây, chắc chắn các bạn đã giải đáp được sông Bạch Đằng đóng cọc năm bao nhiêu rồi phải không.

Trận chiến Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán 938

Điều làm nên thắng lợi của trận chiến nằm ở tài trí thông minh của Ngô Quyền. Ông đã vận dụng một cách triệt để quy luật thủy triều để lãnh đạo quân lính kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Trong trận chiến, ông đã ra lệnh hoãn binh và cho quân lính bỏ chạy lên thượng lưu để dụ địch đi vào chỗ cắm cọc.

Đến đến lúc thủy triều xuống, Ngô Quyền mới hạ lệnh cho quân lính đổ ra đánh. Lúc thủy triều rút mạnh chính là thời điểm vàng, bãi cọc nhọn sẽ nhô lên khiến cho quân địch bị mắc lại và thuyền sẽ bị vỡ tan tành. Trong trận chiến, quân địch một phần bị giết, một phần chết đuối, phần còn lại đầu hàng hoặc bị bắt sống. Tướng địch Lưu Hoằng Tháo phải bỏ mạng.

Trận chiến đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu nghệ thuật quân sự đỉnh cao của Việt Nam lúc bấy giờ. Chỉ vỏn vẹn 1 ngày, nhân dân ta đánh đánh đuổi được toàn bộ quân xâm lược ra khỏi nước nhà. Sự kiện này chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Xem thêm: Biển số 93 ở đâu, thuộc tỉnh nào? Số 93 có ý nghĩa gì?

Sự kiện Lê Đại Hành đánh tan quân Tống năm 981

Một trận chiến cũng không kém phần huy hoàng diễn ra trên sông Bạch Đằng đó là sự kiện Lê Đại Hành đánh tan quân Tống năm 981. Sự kiện này diễn ra vào thời của vua Lê Đại Hành năm 981 – trận chiến ác liệt giai đoạn chiến tranh chống lại xâm lược của nhà Tống.

Sự kiện Lê Đại Hành đánh tan quân Tống năm 981 

Vào ngày 24/01/981, đội quân nhà Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Quân dân Đại Cồ Việt bị thất bại ngay trong trận chiến đầu tiên, sau thất bại, Lê Đại Hành đã bí mật tăng cường lực lượng binh lính, vũ khí và chọn một khúc hiểm yếu nhất trên sông Bạch Đằng để mai phục. Cho đến ngày 28/4/981, một trận chiến quyết liệt đã bùng nổ ngay trên sông Bạch Đằng.

Cũng tương tự với cách đánh của Ngô Quyền thì Lê Đại Hành đã sử dụng kế vờ thua chạy để dụ địch. Khi chiếc thuyền của Hầu Nhân Bảo – đội quân nhả Tống lọt vào trận địa mai phục, ông mới đưa quân ra đánh. Binh lính nước ta dưới sự chỉ huy của Lê Đại hành từ các trận địa mai phục đã đồ về sông Bạch Đằng để đánh nhà Tống. Tướng địch bị chết, nhân dân ta toàn thắng.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 đại thắng đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống. Cũng từ đó, nhà tống phải thêm phần sợ và kính nể tài năng cũng như bản lĩnh của Lê Đại Hành.

Trận thủy chiến chấn động thế giới do Hưng Đạo Vương chỉ huy năm 1288

Đến thời nhà Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng vận dụng quy luật thủy triều để đánh bại quân Nguyên – Mông trên Bạch Đằng Giang. Vào năm 1288, ông đã cho dàn thế trận mai phục trên sông Bạch Đằng để chiến đấu với quân Nguyên Mông. 

Hưng Đạo Vương đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn ngay trên con sông này. Họ đã sử dụng những loại gỗ lim, gỗ táu rồi mang đi đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Kênh, sông Chanh, sông Rút.

Trận thủy chiến chấn động thế giới do Hưng Đạo Vương chỉ huy năm 1288

Tướng Ô Mã Nhi và đội quân Nguyên Mông rơi vào trận địa mai phục nên lập tức tháo chạy. Trên đường rút quân thì gặp lúc thủy triều xuống, các cọc gỗ nổi lên đâm thủng thuyền địch. Trong lúc đó, đội quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo chỉ huy đã đổ ra hai bên bờ đánh úp từ phía sau khiến cho địch trở tay không kịp, dẫn đến tổn thất nặng nề.

Đây cũng là trận đánh quan trọng chấm dứt cuộc chiến tranh Nguyên Mông lần thứ 3. Cuộc chiến do Hưng Đạo Vương chỉ huy cũng là một trong những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước nhà.

Hy vọng, thông qua bài viết các bạn đã giải đáp được thắc mắc sông Bạch Đằng ở đâu rồi phải không. Chúng ta đã đi qua những năm tháng chiến tranh chống giặc ngoại xâm khốc liệt. Đôi lúc nên nhìn lại lịch sử để cảm thấy biết ơn cha ông ta nhiều hơn.

Post navigation

Previous Post:

Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Vì sao người ta lại kiêng kỵ thứ 6 ngày 13

Next Post:

Mua tủ chống ẩm Nikatei chính hãng giá rẻ ở đâu?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Hàng qccc là gì? Cách order hàng quảng châu cao cấp
  • CP là gì trong game, truyện anime, facebook? Ý nghĩa
  • Sám hối là gì? Sám hối trong đạo Phật có ý nghĩa như thế nào?
  • Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự vô cảm
  • Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chuẩn nhất

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (22)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu