Thành ngữ là gì ví dụ? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ là một trong những thể loại dân gian phổ biến trong kho tàng ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ dân gian. Vì thành ngữ cũng vô cùng ngắn gọn và súc tính nên nhiều người nhầm lẫn thành ngữ với tục ngữ. Vậy thành ngữ là gì? Làm thế nào để phân biệt thành ngữ với tục ngữ? Theo dõi bài viết sau đây để được maynenkhikhongdau.net giải đáp chi tiết nhé!
Tóm tắt
Thành ngữ là gì? Ví dụ
Thành ngữ là kiến thức cơ bản trong môn Ngữ văn lớp 6. Thành ngữ được định nghĩa là loại cụm từ có cấu tạo cố định nhằm biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của câu thành ngữ có thể xuất phát trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…
Nếu xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ chưa thể được xem là một câu hoàn chỉnh vì nó chưa đủ cấu tạo chủ vị của một câu. Tuy là thể loại văn học dân gian nhưng thành ngữ không nêu lên một nhận xét, bài học luân lý, sự phê phán hay một kinh nghiệm sống nào nên thường mang chức năng thẩm mỹ là chính. Thành ngữ không mang chức năng nhận thức hay giáo dục nên nó thuộc về ngôn ngữ.
Dù thành ngữ có cấu tạo cố định những một số ít vẫn có những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Thành ngữ “đứng núi này trông núi nọ” có biến thể khcs như “đứng núi này trông núi khác”, “đứng núi nọ trông núi kia”,…
Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ
Đặc điểm của thành ngữ là mang tính hình tượng cao và được xây dựng dựa vào những hình ảnh cụ thể. Thành ngữ cũng có tính khái quát và hàm súc cao, được tạo nên từ các sự vật và sự việc trong cuộc sống. Tuy là thế, nghĩa của thành ngữ lại không dựa vào những từ tạo nên nó. Thành ngữ thường mang ý nghĩa bao quát, rộng lớn và thể hiện được các sắc thái biểu cảm.
Nói về cấu tạo của thành ngữ thì có rất nhiều cách để phân loại cấu tạo, cụ thể như sau:
- Phân loại dựa vào thành tố của thành ngữ, gồm có 3 loại sau:
- Thành ngữ có kết cấu ba tiếng: Là kiểu thành ngữ có hình thức tổ hợp ba tiếng một. Tuy nhiên, kết cấu của nó chỉ là một sự kết hợp của từ đơn và từ ghép.
Ví dụ: Chết nhăn răng, ác như hùm,…
- Thành ngữ có kết cấu hai từ ghép hoặc 4 tờ đơn theo kiểu xen kẽ hoặc nối tiếp: Là kiểu thành ngữ cực kỳ phổ biến trong tiếng Việt. Trong loại thành ngữ này, người ta còn chia làm 2 loại thành ngữ nữa đó là kiểu thành ngữ có láy ghép và kiểu thành ngữ của hai từ ghép.
Ví dụ: Nhắm mắt xuôi tay, ăn bờ ngủ bụi,….
- Thành ngữ có kết cấu khoảng 5 hoặc 6 tiếng
Ví dụ: Treo đầu dê bán thịt chó, trẻ không tha già không thương,…
Ngoài những loại kể trên thì thành ngữ còn tồn tại một số kiểu kết cấu khác như thành ngữ có bảy, tám hay mười tiếng. Đôi khi hai hay ba mệnh đề liên hợp có thể tạo nên một thành ngữ dài cố định.
Ví dụ: Vén tay áo xô đốt nhà táng giày,…
- Phân loại dựa vào kết cấu ngữ pháp: Thường là các câu thành ngữ có kết cấu chủ vị và trạng ngữ (hoặc tân ngữ).
Ví dụ: Chuột sa chĩnh gạo, nước đổ lá khoai,…
Xem thêm: Tục ngữ là gì? Những câu tục ngữ về thầy cô ý nghĩa
Vai trò ý nghĩa của thành ngữ
Trong một câu văn, thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc làm phụ ngữ trong cụm động từ, cụm danh từ,… Bởi vì thành ngữ có đặc điểm ngắn gọn, hàm súc, mang tính hình tượng và biểu đạt cao nên có thể sử dụng để bày tỏ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết.
Điển hình như trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương đã sử dụng rất nhiều thành ngữ bày tỏ tình cảm, sự trân trọng:
Trong đoạn thơ này, nhà thơ đã sử dụng thành ngữ “lặn lội thân cò khi quãng vắng” để nói về sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ ông “lặn lội” chẳng khác gì tấm thân cò lặn lội kiếm ăn vào ban đêm. Việc vận dụng câu thành ngữ vào đoạn thơ này nhằm thể hiện nỗi xót xa của tác giả trước sự vất vả, lam lũ của người vợ hiền. Qua đó, ông cũng bộc lộ tình cảm trân quý và đồng cảm tới sự vất vả của người vợ nhiều hơn.
Xem thêm: Ca dao là gì? Những bài ca dao hay về tình yêu, tình cảm gia đình
Cách phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là hai thể loại dân gian mà rất nhiều người nhầm lẫn với nhau. Để giúp bạn có thể phân biệt được hai thể loại này thì sau đây chúng tôi sẽ phân biệt thành ngữ và tục ngữ theo hai tiêu chí sau đây:
Về hình thức:
Thành ngữ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng xét về ngữ pháp thì chưa thể coi là câu hoàn chỉnh. Trong khi đó, tục ngữ lại được xem là một câu có cấu tạo hoàn chỉnh và biểu thị ý nghĩa cụ thể.
Do đó, người ta thường gọi là câu tục ngữ nhưng không gọi là câu thành ngữ. Ngoài ra, thành ngữ và tục ngữ có thể có vần hoặc không. Nếu như có vần thì thành ngữ sẽ mang vần lưng còn tục ngữ mang vần liền và vần cách.
Về nội dung:
Xét về nội dung biểu đạt thì thành ngữ mang ý nghĩa nhất định, song phải được kết nối với các yếu tố khác thì mới tạo nên ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Còn tục ngữ thường diễn tạ trọn vẹn ý nghĩa. Tục ngữ thường là sự đúc kết kinh nghiệm sống và hiện tượng đời sống,… Ngoài ra, tục ngữ còn mang ý nghĩa phê phán điều gì đó trong cuộc sống.
Thành ngữ thường mang ý nghĩa, bày tỏ sự đánh giá, thể hiện quan điểm, tính cách của con người và chỉ xuất hiện là một vế trong câu. Trong khi đó, tục ngữ lại có thể đứng độc lập là một câu riêng lẻ
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc kiến thức thành ngữ là gì cũng như cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Hi vọng, những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích cho những bạn quan tâm tìm hiểu. Mời bạn truy cập vào maynenkhikhongdau.net để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé!