Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Thủy tức có 3 hình thức sinh sản

Thủy tức là gì, sống ở đâu? Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?

8 Tháng Mười Một, 2022 by Hoangcuc

Thủy tức là sinh vật gì, sống ở đâu? Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc chung của rất nhiều người. Sau đây, maynenkhikhongdau.net sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc này chi tiết dưới đây nhé!

Tóm tắt

  • Thủy tức là gì? Sống ở đâu?
  • Cấu tạo của thủy tức
  • Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?
    • Sinh sản vô tính
    • Sinh sản hữu tính
    • Tái sinh
  • Thủy tức di chuyển bằng cách nào?

Thủy tức là gì? Sống ở đâu?

Thủy tức, còn có tên gọi khác là thủy tức nước ngọt là loài chi động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang. Vậy thủy tức sống ở đâu? Loài sinh vật này thường sống tại những vùng nước ngọt như ao, hồ, sông, suối,….

Thủy tức là sinh vật bậc thấp, sống ở môi trường nước ngọt
Thủy tức là sinh vật bậc thấp, sống ở môi trường nước ngọt

Chúng có hình dạng ống dài, nhiều tua để bám vào những cá thể. Thủy tức thường di chuyển theo kiểu sâu đo hoặc kiểu lộn đầu. 

Thủy tức có tên khoa học là Hydra, bắt nguồn từ các vùng ôn đới và nhiệt đới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loài thủy tức có khả năng tái sinh và dường như chúng không bao giờ chết cũng như chẳng có dấu hiệu già đi.

Cấu tạo của thủy tức

Cấu tạo của thủy tức gồm có 2 lớp là lớp trong và lớp ngoài. Ranh giới giữa hai lớp là một lớp keo mỏng.

Lớp trong của thủy tức bao gồm:

  • Tế bào mô cơ – tiêu hóa: Loại tế bào này chiếm phần lớn của lớp bên trong gồm có không bào tiêu hóa và hai roi, thực hiện chức năng chính là tiêu hóa thức ăn. Phần bên ngoài được liên kết với nhau giúp cơ thể có thể co duỗi được theo chiều ngang.
  • Tế bào tuyến: Loại tế bào này thường nằm xen giữa các tế bào mô cơ tiêu hóa, thực hiện nhiệm vụ tiết dịch vào khoang tiêu hóa giúp cơ thể có thể tiêu hóa được ngoại bào.
Cấu tạo của thủy tức
Cấu tạo của thủy tức

Lớp ngoài của thủy tức gồm:

  • Tế bào gai: Có hình dạng túi có gai nằm ở phía bên ngoài. Sợi gai có đặc điểm rỗng, dài, nhọn và xoắn lộn vào phía bên trong. Trong nhiều trường hợp thì sợi gai sẽ thực hiện chức năng phóng chất độc để làm con mồi bị tê liệt.
  • Tế bào sinh sản: Gồm có 2 dạng là trứng và tinh trùng. Tế bào trứng thường có dạng hình cầu, được hình thành ở con cái. Còn tế bào tinh trùng sẽ được hình thành từ tuyến vú của con đực.
  • Tế bào hệ thần kinh của thủy tức: Có hình dạng ngôi sao, ở phía ngoài sẽ có gai nhô ra, phía trong thì tỏa nhánh, liên kết với nhau để tạo ra mạng thần kinh hình dạng lưới
  • Tế bào mô bì – cơ: Loại tế bào này chiếm phần lớn lớp ngoài, có tác dụng giúp che chở và liên kết với nhau để cơ thể thủy tức có thể co duỗi theo chiều dọc.

Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?

Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào? Nếu ở trong điều kiện môi trường thuận lợi thì thủy tức sẽ sinh sản vô tính bằng hình thức đâm chồi. Còn nếu điều kiện sống của chúng có phần khó khăn hơn thì loài này sẽ chuyển sang sinh sản hữu tính. Những hợp tử của thủy tức sẽ được hình thành và được bảo vệ bởi lớp vỏ bọc bên ngoài và chúng sống tiềm sinh như vậy cho đến khi có điều kiện thuận lợi thì sẽ tiếp tục phát triển.

Thủy tức có 3 hình thức sinh sản
Thủy tức có 3 hình thức sinh sản

3 hình thức sinh sản của thủy tức:

Sinh sản vô tính

Thủy tức sinh sản vô tính nhờ những chồi được mọc lên từ vùng sinh chồi nằm ở vị trí giữa cơ thể. Ban đầu sẽ xuất hiện một mấu lồi nhỏ và sau đó sẽ phát triển dần lên. Lúc này lỗ miệng cùng những tua miệng của con thủy tức non sẽ bắt đầu xuất hiện. Điều này có nghĩa là con non sau đó sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ và trở thành một cá thể độc lập, phát triển cơ thể để trưởng thành tiếp.

Sinh sản hữu tính

Trong trường hợp điều kiện sống của thủy tức trở nên khó khăn hơn thì chúng sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính. Lúc này, các tế bào trứng của con cái sẽ được tinh trùng của con đực di chuyển đến để tiến hành thụ tinh. Sau khi thụ tinh xong thì trứng sẽ được phân chia ra thành nhiều lần để tạo nên những thủy tức con. Kiểu sinh sản này thường xuất hiện vào mùa lạnh, thời điểm mà thủy tức thiếu thức ăn.

Tái sinh

Hợp tử của thủy tức sẽ được hình thành sau đó được lớp vỏ bảo vệ. Chúng sẽ tiềm sinh như vậy cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ tiếp tục phát triển. Loài sinh vật này có khả năng tái tạo lại toàn bộ cơ thể khi chúng chỉ còn lại 1 bộ phận ở trong điều kiện môi trường đặc biệt.

Xem thêm: Trùng biến hình là gì? Cấu tạo, môi trường sống, hình thức dinh dưỡng

Thủy tức di chuyển bằng cách nào?

Thủy tức có hai kiểu di chuyển đó là kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu, cụ thể:

  • Kiểu sâu đo: Kiểu di chuyển này sẽ bắt đầu từ trái sang. Lúc đầu, thủy tức sẽ cắm đầu xuống để làm trụ rồi co duỗi cơ thể. Sau đó, chúng sẽ trườn cơ thể để có thể di chuyển
  • Kiểu lộn đầu: Kiểu này sẽ di chuyển theo chiều từ bên trái sang. Thủy tức sẽ cắm đầu xuống, rồi lấy đầu làm trụ để cong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ cắm xuống đất và cứ di chuyển theo kiểu như vậy.
Kiểu di chuyển của thủy tức
Kiểu di chuyển của thủy tức

Sau khi tìm hiểu về kiến thức thủy tức sinh sản bằng hình thức nào, cách thức di chuyển thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy được kiến thức sinh học vốn dĩ phong phú và cực kỳ thú vị. Thường xuyên cập nhật vào maynenkhikhongdau.net để update thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Post navigation

Previous Post:

Trùng biến hình là gì? Cấu tạo, môi trường sống, hình thức dinh dưỡng

Next Post:

Cấu tạo, hình thức sinh sản của trùng giày là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? 5 ví dụ về phản xạ
  • Quần xã sinh vật là gì, ví dụ? Những đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?
  • Quần thể là gì? Quần thể sinh vật là gì sinh 9? Đặc trưng của quần thể
  • Top 5 súng bắn ốc Nizen Bền – Khỏe – Đáng mua nhất hiện nay
  • Súng bắn ốc xe máy khi chọn cần lưu ý những gì?

Lưu trữ

  • Tháng Chín 2023 (5)
  • Tháng Tám 2023 (7)
  • Tháng Bảy 2023 (6)
  • Tháng Sáu 2023 (3)
  • Tháng Năm 2023 (10)
  • Tháng Tư 2023 (17)
  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Bộ đàm
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Học tập
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy hút bụi công nghiệp
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy sấy khí
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu