Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
bo-tang-ap-Turbocharger

Turbocharger là gì? Hệ thống turbocharger dành cho xe máy

11 Tháng Năm, 2020 by quanyp

Trong những năm trở lại đây, dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại thì thuật ngữ turbocharger ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều người không biết turbocharger là gì và chưa hiểu sâu về thiết bị này.

Tóm tắt

  • Tìm hiểu chung về turbocharger
    • Khái niệm tên gọi turbocharger
    • Công dụng của turbocharger là gì?
    • Cấu tạo của Turbocharger
  • Turbocharger dành cho xe máy có những đặc điểm gì?
    • Đánh giá Turbo tăng áp ở xe máy

Tìm hiểu chung về turbocharger

Khái niệm tên gọi turbocharger

bo-tang-ap-Turbocharger
Thiết bị Turbocharger

Turbocharger còn được gọi với tên gọi khác là hệ thống tăng áp Turbo, đây là thiết bị vận hành nhờ khí thải, thường được lắp ráp vào động cơ xe máy để tăng sức mạnh của động cơ thông qua việc bơm không khí vào các buồng đốt chính.

Có thể nói theo cách dễ hiểu hơn thì Turbocharger sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ nén khí vào bên trong của các động cơ. Tiếp theo đó, nếu lượng không khí được nén vào bên trong xi lanh càng nhiều thì lượng nhiên liệu được đưa vào trong động cơ sẽ càng dồi dào. Khi nhiên liệu được nạp đạt đủ độ lớn thì mỗi kỳ nổ ở xi lanh sẽ giúp công suất ở động cơ sinh ra được nhiều hơn.

Công dụng của turbocharger là gì?

Bộ tăng áp Turbocharger có nhiệm vụ bơm không khí từ bên ngoài vào buồng đốt chính để đẩy piston và xi lanh hoạt động mạnh hơn. Nhờ quá trình này, áp suất trong buồng đốt dồi dào hơn và được cung cấp đủ lực mạnh để dễ biến đổi nhiên liệu cho động cơ. Lượng nhiên liệu càng được tiếp đến nhiều thì mỗi kỳ nổ ở xi lanh sẽ giúp cho công suất hoạt động của động cơ được sinh ra nhiều hơn.

bo-tang-ap-Turbocharger-1
Bộ tăng áp turbocharger giúp điều chỉnh và tăng áp suất, tăng độ khỏe của động cơ

Nhờ ưu điểm nổi bật này, hệ thống tăng áp Turbocharger thường được lắp ráp sử dụng trên những chiếc xe máy, xe hơi, tàu thủy, máy bay hạng nhẹ,…

Cấu tạo của Turbocharger

Turbocharger về cơ bản có cấu tạo gồm 2 phần, bao gồm tuabin và bộ nén, chính là 2 cánh quạt được gắn trên một trục và mỗi cánh quạt là một đầu trục. Khi lượng khí thải từ động cơ được dẫn qua ngăn đầu tiên sẽ làm quay tua bin. Nhờ đó mà tuabin trong ngăn còn lại cũng quay.

cau-tao-bo-tang-ap-Turbocharger
Sơ đồ cấu tạo của Turbocharger

Turbocharger dành cho xe máy có những đặc điểm gì?

Turbocharger cho xe máy là loại Turbocharger chuyên dụng, có cấu tạo và kích thước nhỏ hơn các loại Turbocharger dành cho ô tô, tàu hỏa hoặc tàu thủy thường dùng. Tuy nhiên, loại turbo sử dụng cho dòng xe máy vẫn có nguyên lý hoạt động giống với turbo của những chiếc xe tải, xe hơi,…

he-thong-tang-ap-turbo-cho-xe-may
Hệ thống Turbocharger được lắp đặt ở những chiếc xe máy có kết cấu nhỏ hơn những chiếc turbocharger được lắp trên ô tô, tàu hỏa,…

Bộ tăng áp Turbocharger cho xe máy được hoạt động dựa vào luồng khí thải được tạo ra khi động cơ được hoạt động. nếu như lượng khí thải được dẫn qua bộ tăng áp và làm quay một tua bin thì chiếc tuabin này sẽ quay máy nén khí. Khi đó, tuabin quay với tốc độ rất cao thậm chí lên đến 150.000 vòng/phút. Bộ tăng áp được gắn với họng xả động cơ khiến cho nhiệt độ làm việc của tuabin sẽ rất cao.

luc-quay-turbo-tang-ap
Lực quay của Turbocharger cho xe máy có giúp tuabin quay với tốc độ 150.000 vòng/phút

Turbocharger cho xe máy giúp động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn bằng cách đơn giản đó là nén thêm nhiên liệu vào xilanh trong mỗi một chu kỳ nổ.

Chính vì thiết bị này sử dụng khí thải của động cơ để nén và đưa vào khoang nạp khí nên lượng không khí được nén có nhiệt độ rất cao, lượng khí được nén sẽ có mật độ loãng và có những hiệu ứng không tích cực khi được đưa vào động cơ, ví dụ như hiện tượng gõ máy. Do đó nên turbocharger cho xe máy thường làm việc đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian có tác dụng làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm lạnh trung gian chính là bộ tản nhiệt đơn giản, nhờ có bộ tản nhiệt này không khí nóng sẽ tỏa bớt nhiệt và giúp  tăng mật độ trước khi đốt. Bộ làm lạnh trung gian này được bố trí giữa Turbocharger và khoang nạp khí.

Turbocharger-tang-ap-cho-xe-may
Turbocharger cho xe máy thường làm việc đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ

Đánh giá Turbo tăng áp ở xe máy

Ưu điểm

Vai trò của hệ thống tăng áp là rất lớn khi đem lại khả năng tăng áp hỗ trợ thêm áp suất cho động cơ.
Vai trò của hệ thống tăng áp là rất lớn khi đem lại khả năng tăng áp hỗ trợ thêm áp suất cho động cơ.

Turbocharger cho xe máy sở hữu ưu điểm nổi bật khi có khả năng hỗ trợ làm tăng thêm sức mạnh cho động cơ, trong khi đó không làm tăng số lượng xi lanh và dung tích xi lanh. Ưu điểm này khiến chiếc xe dễ dàng tiết kiệm nhiên liệu, động cơ của xe có thể hạn chế tiêu hao nhiên liệu trong quá trình vận hành.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm hỗ trợ cải thiện sức mạnh của động cơ, chiếc turbo tăng áp ở xe máy còn tồn tại một nhược điểm, đó chính là việc thiết bị này tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống ống xả. Không dừng lại ở đó, thiết bị này còn tạo ra áp suất nạp thấp tới khi động cơ vẫn hoạt động ở tốc độ tua cao. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc động cơ lắp turbocharger lúc ban đầu không “bốc” hay có thể gọi là “trễ”.

Nhìn chung, với khả năng biến đổi và hỗ trợ tăng áp suất khí nén thì thiết bị Turbocharger vẫn đang là một bộ phận không thể thiếu trong việc thúc đẩy sức mạnh của động cơ xe. Như vậy, những thông tin phân tích bên trên đã góp phần giải đáp cho thắc mắc Turbocharger là gì, đồng thời giới thiệu về đặc điểm và công dụng của thiết bị này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các bạn, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Post navigation

Previous Post:

Xe máy chuyên dùng là gì? Những loại xe máy chuyên dùng tại Việt Nam

Next Post:

Tìm hiểu về những chiếc xe xipo 1 càng tại Việt Nam

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu