Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Vỏ tôm có canxi không?

Vỏ tôm có canxi không? Vỏ tôm được cấu tạo bằng gì?

12 Tháng Bảy, 2022 by Hoangcuc

Bạn có biết, có một bộ phận trong con tôm rất giàu canxi mà chúng ta vẫn thường bỏ qua khi ăn là vỏ tôm hay không? Để biết được thực hư câu chuyện này ra sao thì bài viết hôm nay hãy thử cùng maynenkhikhongdau.net tìm hiểu để có câu trả lời nhé!

Tóm tắt

  • Vỏ tôm được cấu tạo từ gì?
  • Vỏ tôm có canxi không?
  • Ăn vỏ tôm có tốt không?
  • Cách xử lý khi bị dị ứng tôm
  • Cách phòng ngừa dị ứng tôm
  • Ăn phần nào của tôm để bổ sung được nhiều canxi?

Vỏ tôm được cấu tạo từ gì?

Vỏ tôm là bộ phận ở phía ngoài cùng của con tôm được cấu tạo bởi một chuỗi dài có tên kitin. Bởi kitin là một thành phần vô cùng đặc trưng của các tế bào nấm, các khung xương của động vật chân đốt như động vật giáp xác trong đó bao gồm cả tôm. 

Vỏ tôm có canxi không?
Thành phần chính cấu tạo nên vỏ tôm là kitin

Như vừa giới thiệu thì kitin là một polymer chuỗi dài của N-Acetylglucosamine, một dẫn xuất của glucose và đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên trong thế giới tự nhiên. Kết cấu của Kitin được so sánh với protein keratin. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được kitin là một chất rất hữu ích trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Vậy chắc hẳn khi đọc đến đây bạn cũng đã phần nào hiểu được bên trong vỏ tôm có những chất gì rồi phải không nào?

Vỏ tôm có canxi không?

Nhiều người thường có xu hướng lầm tưởng rằng trong vỏ tôm có chứa can xi hoặc thường đặt ra câu hỏi ăn vỏ tôm có canxi không? Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong vỏ tôm có rất ít hoặc không có canxi.

Đa số hàm lượng canxi có trong vỏ tôm thường đến từ phần thịt của con tôm. Còn độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần kitin. Đây được xem là một dạng polymer chuỗi dài giúp cho lớp vỏ bên ngoài của một số động vật được trở nên cứng cáp hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng bên trong vỏ tôm thường có rất ít hoặc gần như là không có canxi. Hàm lượng canxi chủ yếu trong tôm là đến từ phần thịt tôm, còn độ cứng của vỏ tôm chính là do thành phần kitin. Đây được xem là một dạng polymer chuỗi dài giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật cứng cáp hơn.

Ăn vỏ tôm có tốt không?

Câu hỏi ăn vỏ tôm có tác dụng gì cũng được xem là mối quan tâm của rất nhiều người bên cạnh câu hỏi vỏ tôm có nhiều canxi không? Tuy nhiên câu trả lời mà chúng tôi chuẩn bị đưa ra dưới đây có thể sẽ khiến cho bạn phải thất vọng, vỏ tôm thực sự không có một tác động rõ rệt hay cụ thể nào đối với sức khỏe con người cả.

Ăn vỏ tôm rất dễ bị dị ứng
Ăn vỏ tôm rất dễ bị dị ứng

Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều vỏ tôm sẽ có thể gặp phải tình trạng ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm nếu có cơ địa dễ dị ứng. Những dấu hiệu cho thấy bạn sẽ bị dị ứng với vỏ tôm là:

– Bị nôn mửa và tiêu chảy không dứt.

– Xuất hiện các cơn đau dạ dày hoặc bị chuột rút kéo dài.

– Có dấu hiệu bị phù nề môi, cổ họng hoặc thậm chí là bị cả lưỡi.

– Cảm thấy thở gấp, khó thở, thở khó khăn.

– Nổi mẩn ngứa, mề đay.

Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng vỏ tôm còn có thể bị sốc phản vệ mạnh đến nỗi đe dọa đến tính mạng và cần phải điều trị ngay lập tức. Tóm lại, với câu hỏi “ăn vỏ tôm có nhiều canxi không” thì câu trả lời chắc chắn là không. Ngoài ra, có một số bộ phận của tôm mà bạn tuyệt đối không nên ăn đó là đường chỉ đen trên lưng và phần đầu tôm. Bởi vì:

– Phần đầu tôm là nơi chứa chất thải của động vật. Bộ phận này cũng là nơi tích tụ nhiều kim loại nặng dễ gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và trẻ em. Độc tố của những kim loại nặng như asen có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng hoặc nghiêm trọng hơn là sảy thai. 

– Trong khi đó, đường chỉ đen trên lưng con tôm lại chính là đường tiêu hóa của nó. Mặc dù chúng không gây hại gì đến sức khỏe con người những để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm thì tốt nhất khi làm sạch tôm bạn nên nhớ loại bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm trước khi tiến hành chế biến và tiêu thụ.

Xem thêm: Tác dụng của đông trùng hạ thảo là gì? Cách sử dụng

Cách xử lý khi bị dị ứng tôm

Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp chính thức nào giúp điều trị dị ứng hải sản và động vật có vỏ nói chung, dị ứng vỏ tôm nói tiêng. Vì vậy cách tốt nhất để bạn có thể tự bảo vệ bản thân mình đó là chủ động không nên ăn vỏ của tôm và một số loài động vật giáp xác khác. Đồng thời, nếu bạn thuộc tuýp người bị dị ứng nghiêm trọng hoặc nguy cơ sốc phản vệ với hải sản thì cần phải tránh xa các loại hải sản này hoàn toàn.

Trường hợp vô ý ăn phải vỏ tôm và phát hiện dấu hiệu dị ứng thì adrenaline được xem là phương pháp điều trị đầu tiên cho sốc phản vệ. Đối với các phản ứng nhẹ hơn của dị ứng như ngứa ngáy, phát ban… thì chúng ta có thể kiểm soát tình trạng bằng cách sử dụng kháng sinh histamin. Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng sinh histamin không kê toa có sẵn trên thị trường, bệnh nhân có thể chuẩn bị sẵn phòng trường hợp bản thân xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi ăn phải vỏ tôm. 

Khi bị dị ứng tôm cần làm gì?
Khi bị dị ứng tôm cần làm gì?

Nếu trường hợp dị ứng của bạn là phát ban hoặc nổi mề đay thì có thể sử dụng thuốc tây, nhưng cũng cần nhớ gọi điện hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tránh trường hợp dùng quá liều lượng chỉ định. Bôi thuốc chống dị ứng cũng dược xem là cách rất tốt để làm giảm bớt tình trạng dị ứng trên da bởi những loại kem này có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ, hay phát ban rất hiệu quả. 

Cách phòng ngừa dị ứng tôm

Như chúng tôi đã đề cập ở các phần trước, mặc dù chúng ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp chữa dị ứng khi ăn phải vỏ tôm cũng như vỏ của một số loài động vật giáp xát khác một cách hoàn toàn, những chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng trên một cách hoàn toàn bởi những lời khuyên sau:

– Tìm hiểu kỹ thành phần món ăn đối với những món ăn lần đầu tiên. 

– Nếu cơ địa dị ứng tôm và các loại hải sản thì không nên đi ăn tại những nhà hàng này. Một số người còn gặp phải hiện tượng phản ứng dị ứng khi hít phải hơi hoặc mùi của hải sản trong lúc chế biến. 

– Thông báo cho những người xung quanh về tình trạng dị ứng này của bạn. Nếu phải đi những chuyến bay dài có phục vụ bữa ăn trên máy bay, thì cần phải hỏi trước tiếp viên xem thành phần ăn hôm nay của mình có hải sản có vỏ hay không. 

– Khi được mời dự tiệc cũng cần thông báo cho cho người đãi tiệc bạn biết về tình trạng dị ứng này của bạn. 

– Nếu đối tượng bị dị ứng là trẻ em thì cần thông báo cho nhà trường , thầy cô biết về tình trạng này.

Xem thêm: Con giấm là gì? Cách nuôi con giấm đơn giản tại nhà

Ăn phần nào của tôm để bổ sung được nhiều canxi?

Qua những thông tin vừa giới thiệu bên trên, có thể thấy vỏ tôm không hề chứa nhiều canxi mà nó chỉ gồm thành phần chính là kitin và thậm chí phần vỏ này còn có thể khiến cho nhiều người bị dị ứng, bộ phận chứa nhiều canxi nhất trong con tôm chính là thịt tôm. Vì vậy khi ăn tôm thì tốt nhất là bạn chỉ nên ăn phần thịt và đừng ăn vỏ tôm nhé!

Hy vọng rằng những kiến thức vừa chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp cho bạn đọc giải đáp được những khúc mắc xoay quanh chủ đề vỏ tôm có canxi không? Nó được cấu tạo bằng gì, để từ đó biết được nên ăn phần nào trong con tôm để có được nhiều canxi nhất cũng như cách phòng tránh bị dị ứng vỏ tôm.

Post navigation

Previous Post:

Top những app chơi game kiếm tiền rút về momo uy tín 2022

Next Post:

Gội đầu bằng bia có tác dụng gì? 8 Cách gội đầu bằng bia tóc mọc nhanh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • POSM là gì? Những loại POSM phổ biến hiện nay?
  • Phục vị là gì? Ý nghĩa của phục vị trong nhà, hôn nhân
  • One size là gì? One size là bao nhiêu kg mặc vừa?
  • Thờ ơ là gì? Ý nghĩa, tác hại, biểu hiện của sự thờ ơ
  • Chia sẻ là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về sự sẻ chia trong cuộc sống

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (30)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu