Skip to content
Máy nén khí không dầu
  • Máy nén khí không dầu
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Tin tổng hợp
  • Liên Hệ
    • Giới Thiệu
    • Chính sách bảo mật
Sóng thần là gì?

Sóng thần là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra sóng thần

2 Tháng Mười Hai, 2021 by Hoangcuc

Sóng thần là một thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến khi nhắc về thảm họa tự nhiên. Chỉ một trận sóng thần đi qua đã có thể cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng cũng như tài sản. Vậy sóng thần là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này cùng hậu quả khủng khiếp, dấu hiệu và nguyên nhân gây ra sóng thần.

Tóm tắt

  • Khái niệm sóng thần là gì?
  • Nguyên nhân – sự hình thành của sóng thần
    • Nguyên nhân của hiện tượng sóng thần là gì?
    • Sóng thần được hình thành như thế nào?
  • Đặc điểm của sóng thần
  • Hậu quả của sóng thần là gì?
  • Dấu hiệu để nhận biết một cơn sóng thần sắp đến
  • Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam?

Khái niệm sóng thần là gì?

Sóng thần hay còn gọi là sóng Tsunami với mệnh danh là cơn giận dữ của đại dương được định nghĩa là một loạt các đợt sóng tạo nên một thể tích lớn của nước đại dương chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn, có lực phá hủy khổng lồ đâm vào bờ và sẽ càn quét tất cả mọi thứ cản trở trên đường nó đi qua.

Sóng thần là gì?
Sóng thần là gì? – Cơn ‘giận dữ’ của biển cả

Cái tên sóng thần xuất phát từ Nhật Bản và được người Nhật gọi với cái tên là Tsunami có nghĩa “bến” (津 tsu, âm Hán Việt: “tân”) và “sóng” (波 nami, “ba”), một đất nước được biết đến là nơi thường xuyên phải hứng chịu những trận sóng thần lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Thuật ngữ Tsunami xuất hiện khi những người ngư dân Nhật xưa chưa biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài khơi xa. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển và khi xa bờ chúng ta khó nhận diện ra chúng và chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài. Bởi chúng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ khi ở ngoài khơi xa nhưng chiều dài của những cơ sóng thì lên đến hàng trăm km.

Định nghĩa Tsunami của người Nhật Bản
Sóng thần là gì? – Định nghĩa Tsunami của người Nhật Bản

Trước đây thì người phương Tây từng nhận định rằng sóng thần chỉ như là sóng thủy triều vì khi sóng thần tiến vào bờ thì tác động của nó tương tự như một đợt thủy triều nhưng với cường độ mạnh mẽ, nó khác hẳn với những cơn sóng ngoài khơi xa.

Nguyên nhân – sự hình thành của sóng thần

Nguyên nhân của hiện tượng sóng thần là gì?

Các cơn sóng thần xảy ra hầu hết là do hiện tượng động đất vì tại các rìa mảng lục địa hiện tượng di chuyển lớn theo chiều dọc của vỏ Trái Đất xảy ra thường xuyên. Khi đáy biển bị biến dạng một cách đột ngột theo chiều dọc chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó thì sẽ tạo ra một đợt dịch chuyển của lượng nước lớn để tạo ra sự cân bằng.

Những trận động đất lớn xảy ra dưới lòng đại dương sẽ tạo nên các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất tạo nên cơn địa chấn dưới lòng biển gọi là động đất dưới lòng biển. Khi này lượng nước dâng cao và dưới tác động của trọng lực nó sẽ lập tức bị kéo xuống và tạo nên những cơn sóng thần.

Nguyên nhân của hiện tượng sóng thần là gì?
Nguyên nhân của hiện tượng sóng thần là gì?

Ngoài động đất, sóng thần xảy ra còn do xuất hiện lở đất, va chạm của thiên thạch hay các vụ sụp đổ của núi lửa. Điều này gây ra hiện tượng trầm tích và đá rơi tuột xuống đáy biển. Hay đơn giản như khi núi lửa phun trào mạnh từng đợt dưới đáy biển sẽ làm tung lên những cột nước dẫn đến sóng thần. 

Tóm lại, tất cả những tác động dẫn đến việc dịch chuyển vị trí chuyển động của khối lượng nước lớn trong đại dương một cách đột ngột để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại gương như các gợn sóng trên mặt ao đều là những nguyên nhân có thể tạo ra sóng thần.

Xem thêm: Núi lửa là gì? Nguyên nhân hình thành núi lửa

Sóng thần được hình thành như thế nào?

Sự hình thành của sóng thần
Sự hình thành của sóng thần

Khi xảy ra các hiện tượng động đất, lở đất, phun trào núi lửa hay va chạm thiên thạch thì một khối lượng nước lớn ở lại dương sẽ bị đẩy lên cao sau đó sẽ rơi xuống nhờ tác động của trọng lực. Chính nguồn năng lượng khổng lồ này sẽ tạo thành những cơn sóng di chuyển nhanh chóng từ đại dương vào đất liền với vận tốc 700 – 800 km/h. 

Tuy nhiên, cơn sóng thần khi ngoài khơi xa có chiều dài thấp nên người đi tài thuyền rất khó để nhận ra nhưng chúng tại mang sức mạnh khủng khiếp khi dạt vào bờ. Khi đến gần đất liền thì những cơn sóng này bắt đầu có chiều cao so với mặt nước biển cao hơn khi đó nguồn năng lượng khổng lồ cũng nhanh chóng bị đẩy lên cao và tạo thành con sóng thần.

Độ cao của sóng thần

Vận tốc của sóng thần khi vào bờ đã nhỏ hơn rất nhiều so với khi ở ngoài khơi, nó chỉ còn 20 -50 km/h. Tuy nhiên với vận tốc này chỉ nhỏ hơn nhiều khi so sánh với vận tốc sóng thần ở lúc ngoài khơi chứ với con người thì tốc độ chạy cũng không thể kịp được.

Sóng thần gồm những đợt sóng liên tiếp nhau và chu kỳ sóng sẽ giảm dần theo khoảng cách của nó với đất liền. Vậy nên mỗi đợt sóng thần sẽ bao gồm những đợt sóng nhanh và ập vào bờ một cách liên tiếp.

Đặc điểm của sóng thần

  • Diễn biến của sóng thần thường rất phức tạp và khác biệt tùy vào kiểu sóng: mang một nguồn năng lượng vô cùng lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể chỉ cần dùng một ít năng lượng đã có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương.

Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng thần tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ nguồn phát.

  • Sóng thần rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên biển, chúng thường có chiều dài sóng 150m và chu kỳ khoảng 10 giây. Còn đối với sóng thần, thậm chí một trận có thể là sự tập hợp của các đợt sóng với những độ cao đa dạng, không giống nhau. Các cơn sóng thần có chiều dài sóng lên đến hàng trăm km và có chu kỳ rất dài từ nhiều phút tới nhiều giờ.
  • Sóng thần có chiều dài sóng lớn, năng lượng của nó điều khiển toàn bộ cột nước theo hướng xuống phía đáy biển vì vậy mà chiều cao thực tế của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới 1m. Điều này khiến những người lái tàu thuyền trên biển rất khó để phát hiện ra chúng khi chúng ở ngoài khơi.
Đặc điểm của sóng thần
Đặc điểm của sóng thần là gì
  • Sóng thần đi qua đại dương với tốc độ trung bình khoảng 500 dặm/h nhưng con sóng bắt đầu di chuyển chậm dần khi càng gần đất liền vì lúc này đáy biển trở nên nông và con sóng không thể di chuyển nhanh như khi ở ngoài khơi đáy biển sâu nữa.

Lúc này phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng lên cao đồng thời khoảng cách giữa các đợt sóng cũng ngắn lại. Tuy ở ngoài đại dương người lái tàu thuyền còn không thể nhận ra vì chiều cao thấp nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao tương đương với một tòa nhà sáu tầng và có thể cao hơn nữa. 

  • Một con sóng nông là tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ vậy nên các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương bởi chiều dài của sóng thần là vô cùng lớn (hàng trăm km).

Hậu quả của sóng thần là gì?

Sóng thần gây ra những hậu quả thảm khốc
Sóng thần gây ra những hậu quả thảm khốc

Sóng thần gây ra những thiệt hại không thể lường trước được bởi nó là những cột nước cao đến hàng chục mét và chúng quét sạch tất cả mọi thứ trên đường chúng đi qua.

Sóng thần mang sức mạnh hủy diệt bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng xô nhau liên tiếp đổ bộ vào đất liền và vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất là những vùng ven biển nơi có chiều cao thấp hơn 15m so với mực nước biển cùng với những vùng vịnh có cửa biển hẹp hơn thì sức mạnh của sóng thần lại càng được khuếch đại hơn.

Ngoài ra, sóng thần còn có thể gây ra lũ lụt lan sâu vào trong đất liền đến 305m hoặc hơn thế nữa và có xu hướng cuốn trôi sinh mạng cùng tài sản ra phía đại dương.

Lịch sử ghi nhận, con người đã phải chứng kiến và trải qua rất nhiều trận sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp có thể kể đến những trận sóng thần lớn như:

  • Động đất 9,2 độ Richter ngày 26/12/2004 tại Ấn Độ Dương đã tạo ra sóng thần cướp đi hơn 225.000 sinh mạng và tàn phá nặng nề cộng đồng dân cư ven biển của 14 quốc gia mà nó tràn vào.

Sóng thần gây ra những thiệt hại về người và của

  • Trận sóng thần tàn phá thảm khốc được xếp vào vị ví thứ 2 trong 10 trận sóng thần khủng khiếp nhất từ đầu thế kỷ 20 là trận sóng thần tại Nhật Bản (10/02/2014) làm 15.884 người thiệt mạng cùng 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích cùng trăm nghìn ngôi nhà bị tàn phá,…

Thảm họa sóng thần về người và tài sản

 

Dấu hiệu để nhận biết một cơn sóng thần sắp đến

Thông thường các nhà khoa học không thể dự đoán ngay được những cơn sóng thần bắt đầu hình thành ngoài đại dương mà phải sau đó vài giờ. Dù không thể dự đoán một cách chính xác, tuy nhiên vẫn có thể nhận biết được một trận sóng thần sắp xảy ra khi chúng ta ở gần biển dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất cách xa hàng ngàn dặm vì vậy việc theo dõi tin tức về động đất không chỉ ở khu vực mình đang sống mà cả những khu vực khác là một điều cần thiết.
  • Những người sống sót sau các trận động đất cho biết rằng họ đã nghe thấy những âm thanh như tiếng của tàu chở hàng cỡ lớn vì vậy chúng ta cũng nên chú ý những âm thanh lạ.
  • Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần vì vậy nếu thấy hiện tượng này bất ngờ xảy ra từ trường hợp thủy triều xuống việc bạn cần làm ngay là chạy thật nhanh lên bờ.

Có thể lấy ví dụ từ trận sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004, số người chết quá nhiều phần lớn là do họ đã đi ngắm bờ biển khi hiện tượng nước rút xuống nhanh đang xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết về một trận sóng thần
Dấu hiệu nhận biết về một trận sóng thần
  • Đợt sóng nguy hiểm nhất của trận sóng thần không phải là đợt sóng đầu tiên của nó mà nó còn có thể vào tận các con sông và suối nối với biển vậy nên hãy tránh xa biển cho đến khi chính quyền có thông báo tình hình ổn định.
  • Nếu một ngày nào đó bạn có linh cảm về một trận sóng thần sắp xảy ra thì đừng bỏ qua linh cảm này mà hãy nên tránh xa vùng biển, đừng đợi đến khi có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng bởi sóng thần thực sự sẽ xuất hiện rất nhanh chỉ sau 5 phút sau khi bạn nhận được dấu hiệu về nó.

Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam?

Từ trước đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận thông tin về một đợt sóng thần nào và hệ thống quan trắc sóng thần cũng chưa có.

Theo kết quả nghiên cứu trong một số báo cáo của nhóm Trịnh Thị Lư, Cao Đình Triều và nnk năm 2007 thì cho thấy tại vùng ven biển Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Nha Trang, Phan Thiết từng xảy ra hiện tượng sóng thần tuy nhiên với những bằng chứng đưa ra từ nhóm nghiên cứu này vẫn chưa rõ ràng mang tính thuyết phục. 

Sóng thần và nguy cơ xảy ra sóng thần ở Việt Nam
Sóng thần và nguy cơ xảy ra sóng thần ở Việt Nam

Dự án “Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam” cho thấy có 4 khu vực trong vùng biển Đông có khả năng là nguồn động đất gây sóng thần. Nhóm tác giả Vũ Thanh Ca, Trần Thục, Nguyễn Đình Xuyên và nnk chỉ rõ một số khu vực động đất trên 8.0 độ Richter có thể là nguyên nhân gây ra sóng thần ảnh hưởng đến biển Đông trong đó có cả vùng ven bờ biển Việt Nam chúng ta.

Có thể nói sóng thần có khả năng rất thấp xảy ra ở vùng bờ biển Việt Nam. Vậy nhưng, khả năng thấp chứ không phải không thể xảy ra đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu một cách thất thường như hiện nay. Việc nghiên cứu về sóng thần để chuẩn bị và có những biện pháp phòng tránh, ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra sẽ giảm bớt được hậu quả nặng nề của nó khi có sự chuẩn bị từ trước.

Thảm họa của sóng thần xảy ra vô cùng nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về sóng thần là gì? Nguyên nhân, sự hình thành cũng như tác hại và cách nhận biết về sóng thần. 

Hy vọng những kiến thức này hữu ích với bạn giúp bạn có những xử lý trong một số tình huống khó khăn!

Post navigation

Previous Post:

Quần cư là gì? Đặc điểm và các loại hình quần cư

Next Post:

Đô thị hóa là gì? Đặc điểm và ảnh hưởng của đô thị hóa ở Việt Nam

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhập nội dung tìm kiếm

Bài mới nhất

  • Mbps là gì? Mbs là gì? Tốc độ mạng bao nhiêu là nhanh
  • COO là gì, chức danh gì? Vai trò của COO trong doanh nghiệp
  • Máy hút lá cây là gì? Top 3 máy thổi lá cây cầm tay được ưa chuộng
  • Lienvietpostbank là ngân hàng gì? Là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
  • Máy lọc không khí gia đình loại nào tốt nhất hiện nay?

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2023 (35)
  • Tháng Hai 2023 (28)
  • Tháng Một 2023 (24)
  • Tháng Mười Hai 2022 (31)
  • Tháng Mười Một 2022 (31)
  • Tháng Mười 2022 (31)
  • Tháng Chín 2022 (24)
  • Tháng Tám 2022 (18)
  • Tháng Bảy 2022 (42)
  • Tháng Sáu 2022 (35)
  • Tháng Năm 2022 (30)
  • Tháng Tư 2022 (17)
  • Tháng Ba 2022 (26)
  • Tháng Hai 2022 (23)
  • Tháng Một 2022 (35)
  • Tháng Mười Hai 2021 (37)
  • Tháng Mười Một 2021 (20)
  • Tháng Mười 2021 (7)
  • Tháng Chín 2021 (11)
  • Tháng Bảy 2021 (8)
  • Tháng Sáu 2021 (12)
  • Tháng Năm 2021 (5)
  • Tháng Tư 2021 (10)
  • Tháng Một 2021 (1)
  • Tháng Mười 2020 (4)
  • Tháng Sáu 2020 (4)
  • Tháng Năm 2020 (26)
  • Tháng Tư 2020 (10)
  • Tháng Ba 2020 (11)
  • Tháng Hai 2020 (1)
  • Tháng Mười 2019 (1)
  • Tháng Chín 2019 (7)
  • Tháng Tám 2019 (6)
  • Tháng Sáu 2019 (3)
  • Tháng Mười Hai 2018 (3)
  • Tháng Mười Một 2018 (2)
  • Tháng Mười 2018 (6)
  • Tháng Chín 2018 (18)
  • Tháng Tám 2018 (21)
  • Tháng Bảy 2018 (20)

Chuyên mục

  • Barrier tự động
  • Cẩm nang sửa chữa
  • Kiến thức máy nén khí
  • Máy khoan
  • Máy lọc không khí
  • Máy rửa xe
  • Máy vệ sinh công nghiệp
  • Súng bắn ốc
  • Tin tổng hợp

Website đang đăng ký với bộ thông tin truyền thông | Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy chúng tôi không chịu tránh nhiệm về nội dung.

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0977 658 099 - 0983 530 698
© 2023 Máy nén khí không dầu